Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 9 năm 2024 | 16:36

Thạch Thành: Nhiều diện tích lúa và mía của các hộ dân bị mất trắng sau lũ

Nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) buồn rầu khi diện tích lúa và mía của họ mất trắng sau trận lũ cơn bão số 3.

Do ảnh hưởng của mưa lớn sau cơn bão số, mực nước sông Bưởi dâng cao dưới báo động III, đã làm ngập úng 970 ha lúa; 1.079,6 ha mía; ngô và rau màu khác 87 ha; cây ăn quả 13 ha; diện tích rừng 17 ha. Đến sáng ngày 14/9, trên địa bàn huyện trời đã nắng, nước sông Bưởi đã bắt đầu rút, đến nay còn một số khu vực sản xuất nông nghiệp chưa rút hết.

Có mặt tại thị trấn Kinh Tân, PV ghi nhận, nhiều diện tích lúa được bà con chuẩn bị thu hoạch, diện tích mía bị ngập đang chờ đợi thêm thời gian mới có thể đánh giá thiệt hại theo quy định, ngoài ra, có nhiều diện tích mía bà con mới trồng được thời gian bị ngâm nước kéo dài thối hết.

Bà Trần Thị Thắm, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành đang tận dụng khoảng đất ít ỏi cạnh nhà để ươm giống mía trước khi trồng, vì mùa mưa bão nước dễ dâng làm ngập úng thối.

Bà Trần Thị Thắm, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành đang tận dụng khoảng đất ít ỏi cạnh nhà để ươm giống mía trước khi trồng.

Bà Trần Thị Thắm, thị trấn Kim Tân, đang ươm mầm mía trên diện tích đất trống trước nhà cho biết, năm nào chúng tôi ở đây cũng bị lụt, thời gian bị ngâm có 2-3 ngày là rút hết, nên chỉ chắm cây bị chết thôi. Năm nay, mực nước lên cao, bị ngâm lâu, diện tích mía mầm vừa trồng 10 sào của gia đình tôi mất trắng, giờ phải đầu tư lại từ đầu.

Mía giống đã được bà con tìm chỗ đất cao ươm mầm trước khi đặt xuống ruộng, để tránh bị úng mùa mưa bão.

Mía giống đã được bà con tìm chỗ đất cao ươm mầm trước khi đặt xuống ruộng, để tránh bị úng mùa mưa bão.

Theo bà Thắm, để có 1 sào mía gia đình bà đã phải đầu tư rất nhiều như: giống mía hết 5 tạ, với giá 180 ngàn đồng/tạ, thuê 2 công trồng, phân bón…

Tại thôn đa đụn, xã Thành Trực, huyện Thạch Thành, bà Bùi Thị Duyên, 62 tuổi, đang nhìn cánh đồng lúa bùn đất bám trắng bông thẫn thờ nói, gia đình có 6 sào lúa, năm nay lũ lớn ập về lúc đang chắc hạt nên mất hết. Sáng nay tôi đi gặt thử 2 bó lúa về cho gà ăn thì sẽ gặt về làm thức ăn cho gà, nhưng do hạt lúa đắng gà nó không ăn, nên giờ phải bỏ thôi, mà gặt thì lại mất tiền thuê máy, lấy đâu ra. Ngoài lúa, tôi còn có 1 ha mía nhưng cũng ngập sâu, ngâm lâu, khả năng cũng mất luôn.

“Gia đình chủ yếu trông chờ vào mấy sào lúa và diện tích mía này để sinh sống, nhưng mất hết rồi lấy gì để ăn và mua giống mới đầu tư cho vụ tới”, bà Duyên cho hay.

61 ha lúa của bà con thôn Đa Đụn, thôn Vọng Thủy bị mất trắng, do nước ngập vào thời điểm đang chắc hạt.

61 ha lúa của bà con thôn Đa Đụn, thôn Vọng Thủy bị mất trắng, do nước ngập vào thời điểm đang chắc hạt.

Bà Bùi Thị Tình đang gặt bó lúa trên đồng mang về cho gà ăn thử chia sẻ, chúng tôi ở đây khổ lắm, sống ở trong khu vực được xem là lòng chảo của huyện, năm nào cũng 2-3 trận lụt, gia đình ông bà có tuổi ở nhà chăm 3 đứa cháu nhỏ nên cũng trồng 3 sào lúa để ăn, nhưng năm nay nước lũ vào mất hết, con cái lại phải chu cấp tiền cho đong gạo ăn từng ngày thôi. Hiện 8 sào mía bên cánh đồng bãi cũng bị ngập sâu, nước ngập đến đâu thì mía nó bị teo đến đấy, thu hoạch cũng chẳng được đồng nào.

Bà Bùi Thị Tình, thôn Đa Đụn, xã Thành Trực cắt thử bó lúa về cho gà ăn.

Trao đổi với PV, ông Lê Xuân Mậu, Phó chủ tịch UBND xã Thành Trực cho biết, xã Thành Trực là một xã thuộc vùng trũng của huyện Thạch Thành, năm nào cũng phải hứng chịu nước lũ vào 2-3 ngày. Tuy nhiên, năm nay nước lũ dâng cao, ngập lâu nên ảnh hưởng rất nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp của bà con nơi đây. Trong đó, có 61 ha lúa thuộc thôn Đa Đụn và thôn Vọng Thủy bị mất trắng (vì vừa chắc hạt là bị nước ngập), 151 ha lúa của các thôn còn lại chuẩn bị thu hoạch đạt 70%.

Nước lũ ngập sâu cánh đồng mía, dấu vết bùn bám đến hết phần thân cây, nước vẫn chưa rút hết khỏi cánh đồng mía của bà con.

Nước lũ ngập sâu cánh đồng mía, dấu vết bùn bám đến hết phần thân cây, nước vẫn chưa rút hết khỏi cánh đồng mía của bà con.

Đối với diện tích mía diện tích mía 289 ha bị ngập, chính quyền địa phương chưa thể đánh giá thiệt hại, do phải đợi thời gian 5-7 ngày (kể từ khi nước rút ra) cây mía mới bị chết, lúc đấy mới có thể đánh giá được mức độ thiệt hại theo biểu đồ đánh giá của Trung ương.

Hiện nay, chính quyền địa phương chỉ đạo nhân dân tập trung thu hoạch nhanh diện tích lúa được thu hoạch, diện tích lúa chưa được thu hoạch bị đổ thì kiểm tra để thu hoạch, tránh bị mầm mống; đối với diện tích bị mất trắng thì động viên bà con thu dọn, phơi đất chuẩn bị cho vụ tới; còn diện tích mía mới trồng, bà con kiểm tra thiệt hại để mua giống mới trồng cho kịp thời vụ.

Diện tích mía của bà con mới trồng đã bị ngập úng thối giống.

Diện tích mía của bà con mới trồng đã bị ngập úng thối giống.

Diện tích mía của bà con mới trồng đã bị ngập úng thối giống.

Theo thông tin của UNDB huyện Thạch Thành, huyện cũng đã thành lập đoàn kiểm tra đánh giá thiệt hại sau bão số 3, gây mưa lớn trên địa bàn huyện từ ngày 06-12/9, do ông Hà Đức Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng đoàn, để kiểm tra, hướng dẫn các xã thị trấn trong việc đánh giá thiệt hại, thẩm định báo cáo của các đơn vị tổng hợp tình hình thiệt hại. Đồng thời, báo cáo với UBND tỉnh và các ngành cấp tỉnh.

 

Thanh Duyên
Ý kiến bạn đọc
Top