Ngày 12/11, tại Sóc Trăng, trong khuôn khổ Liên hoan Thanh niên nông thôn toàn quốc do Trung ương Đoàn tổ chức, diễn ra tọa đàm “Nông nghiệp công nghệ cao – cơ hội và thách thức”.
Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ Ban kiểm tra Trung ương Đoàn, phát biểu tại tọa đàm.
Phát biểu tại tọa đàm, anh Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ Ban kiểm tra Trung ương Đoàn cho biết, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường, cây trồng ngày càng bất ổn và môi trường đang diễn biến xấu đi, nhân công ngày càng thiếu hụt thì công nghệ thông minh vào sản xuất chính là một trong những giải pháp cấp bách hiện nay.
Theo anh Cương, nông nghiệp đang ngày càng thu hút nhiều đoàn viên, thanh niên tham gia, là mảnh đất màu mỡ cho các startup, nhất là với khởi nghiệp về nông nghiệp, ứng dụng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao. Mỗi đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp đều có một con đường, một phương thức đến với nông nghiệp nhưng ở các bạn trẻ có một điểm chung là quyết tâm nâng tầm những sản phẩm nông nghiệp, góp phần mang lại diện mạo mới cho nông nghiệp – nông nghiệp thông minh thời kỳ mới.
“Thời gian qua Trung ương Đoàn đã hỗ trợ và đồng hành với đoàn viên, thanh niên trong phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị, chất lượng, khả năng thích nghi, hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất. Phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, ứng dụng công nghệ số", anh Cương nói.
Anh Nguyễn Văn Thiên Vũ, Top 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022, Giám đốc Công ty CP thiết bị bay AgriDrone Việt Nam, là người đã chế tạo máy bay không người lái (Drone), ứng dụng công nghệ này vào nông nghiệp (phun thuốc, bón phân), góp phần tạo sinh kế bền vững cho nông dân. Anh Vũ đã tạo nên những cánh đồng không dấu chân, mang đậm dấu ấn chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Theo anh Vũ, yếu tố quan trọng nhất khi đưa công nghệ bằng các thiết bị bay không người lái (hay được gọi là Drone) đến gần với bà con là triển khai theo phương châm 3 cùng (cùng ăn, cùng ở và cùng làm với bà con).
Anh Vũ cho biết, qua 5 năm triển khai đã cùng với bà con thực hiện khoảng 300.000 ha đất, giúp bà con tiết kiệm chi phí 50 triệu đồng/ha, 1 tỉ lít nước... Ngoài ra, giảm ô nhiễm môi trường, khí thải cacbon.
Kỹ sư, Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua, "cha đẻ" của gạo ST25 được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới, chia sẻ, ông rất tâm đắc về xu hướng đưa nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào mục tiêu phát xanh. Bởi từ năm 2001 (cách nay 22 năm), ông đã đi tìm hiểu, nghiên cứu về sản xuất lúa hữu cơ. Đến năm 2007, ông có cơ hội làm dự án đầu tiên ở ĐBSCL về tăng trưởng xanh, cụ thể là nuôi tôm nước lợ ven biển. Đến năm 2017, ông bắt đầu áp dụng xản xuất gạo hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế, ông thành công liên tiếp 6 vụ liền.
Qua thời gian tiếp cận các sản phẩm hữu cơ, ông thấy rằng thành tựu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học vừa bảo vệ thực vật, vừa trị bệnh, vừa diệt côn trùng, vừa làm phân bón hữu cơ. Lúc đầu sản xuất lúa hữu cơ rất khó, nhưng dần dần khi tích lũy được các thành tựu riêng lẻ trong trồng trọt thì xu hướng phát triển xanh khá thuận lợi. Trước đây muốn sản xuất an toàn, muốn sản xuất hữu cơ thì gặp khó đủ thứ, nhất là đối với cây trồng bảo vệ như thế nào thì không đơn vị nào nói rõ. Tuy nhiên, những năm qua, sau khi gom đủ các chế phẩm đã nghiên cứu thì ứng dụng thành công quy trình sản xuất gạo hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện đang làm quy trình hiện sản xuất 1.000 ha lúa an toàn, sử dụng chế phẩm hữu cơ để sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo ông Cua, xu hướng đưa nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào mục tiêu phát triển xanh, ưu tiên số 1 là trồng lúa.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.