Nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu cuối năm đối với trái cây khá lớn. Hiện nay, việc xuất khẩu phải gắn với vùng trồng, gắn với cơ sở đóng gói; mỗi vùng trồng đều gắn với sản lượng và diện tích, nếu làm không đúng hoặc mượn danh mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến xuất khẩu
Phân loại rau phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
Xuất khẩu đạt 3,1 tỷ USD
Ước tính, trị giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 11/2022 đạt 340 triệu USD, tăng 9,8% so với tháng 10/2022 và tăng 30,5% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 3,1 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Liên quan đến xuất khẩu rau quả, đại diện Hiệp hội rau quả Việt Nam nhận định, 11 tháng 2022, nhiều mặt hàng rau quả xuất khẩu tăng cao. Đáng chú ý, sầu riêng, thanh long, chuối… đã xuất khẩu được sang thị trường Trung Quốc nhờ những Nghị định thư được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đặc biệt, chuối Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Philippines về xuất khẩu sang Trung Quốc. Mới đây, hai bên đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ mở ra cơ hội cho xuất khẩu tại thị trường này.
Nhận định về thị trường Trung Quốc cho tiêu thụ rau quả thời điểm cuối năm và Tết Nguyên đán, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam đánh giá, thị trường rau quả của Việt Nam còn bị chi phối nhiều từ thị trường Trung Quốc. Hằng năm, kim ngạch xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc chiếm 50%. Văn hóa Trung Quốc khá tương đồng với văn hóa của Việt Nam nên nhu cầu cần rau quả phục vụ dịp Tết sẽ cao để phục vụ văn hóa tâm linh. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá và lượng tiêu thụ.
“Năm ngoái, dịp giáp Tết Nguyên đán, chính sách "Zezo Covid" của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất lớn đến người sản xuất, kinh doanh nông sản ở Việt Nam. Năm nay, Trung Quốc đã nới lỏng chính sách "Zezo Covid" nên tình hình sẽ khởi sắc hơn. Có thể vẫn sẽ có hiện tượng ùn ứ tại biên giới nhưng không nhiều như năm ngoái”, ông Nguyên nhận định.
Còn theo ông Lê Thanh Hòa - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) vào dịp Tết, nhu cầu hoa quả tươi của thị trường Trung Quốc vẫn chiếm tới hơn 50% lượng hoa quả tươi xuất khẩu của Việt Nam.
“Nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu cuối năm đối với trái cây khá lớn. Hiện nay, việc xuất khẩu phải gắn với vùng trồng, gắn với cơ sở đóng gói; mỗi vùng trồng đều gắn với sản lượng và diện tích, nếu làm không đúng hoặc mượn danh mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến xuất khẩu”, ông Hòa chia sẻ.
Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu hơn 15 tỷ USD mặt hàng rau quả. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng, với việc mở cửa cho hàng loạt trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ là động lực thúc đẩy xuất khẩu chủng loại quả vào năm 2023.
Liên kết chuỗi thu hút người dân và doanh nghiệp vào cuộc
Xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng (xã vùng dân tộc thiểu số) từng là xã nghèo của huyện Đơn Dương. Với sự chung tay của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nông nghiệp, người nông dân ở đây đã có cơ hội nâng cao chất lượng sống của mình.
Năm 2019, xã Tu Tra là một trong nhiều địa phương thực hiện Mô hình hợp tác chiến lược trong sản xuất khoai tây bền vững tại Việt Nam" do Công ty Syngenta Việt Nam và Công ty PepsiCo khởi xướng. Mô hình được thực hiện thông qua việc thành lập nông trại sản xuất khoai tây bền vững, thử nghiệm áp dụng công nghệ kỹ thuật canh tác, quản lý dịch hại, quản lý an toàn nông dược và đào tạo nông dân…; đã thu hút người dân và cả những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất vào cuộc.
Ông Phạm Văn Trị, xã Tu Tra là một trong những người đầu tiên tham gia mô hình này. Ông Trị cho biết, dân xã ông nhiều hộ là đồng bào K'Ho, ban đầu người dân tham gia vào mô hình do sản phẩm được cam kết thu mua với giá ổn định ngay đầu vụ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người dân muốn tham gia và gắn bó lâu hơn với mô hình này bởi họ được cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật và tập huấn, thực hiện các kỹ thuật canh tác rất hiệu quả. Hiệu quả ở đây không chỉ là việc đạt năng suất, chất lượng khoai tây cao mà người dân cảm nhận rõ sự thay đổi rõ rệt ở cả môi trường và sức khỏe người sản xuất.
Ông Phạm Văn Trị, xã Tu Tra là một trong những người đầu tiên tham gia mô hình liên kết chuỗi trồng khoai tây tại Lâm Đồng - Ảnh: VGP/Đỗ Hương.
Anh Cao Văn Long Thành, nhân viên kỹ thuật của công ty Syngenta Việt Nam cho biết: "Trước đây, khi phun thuốc xong khoảng 2 giờ, nếu gặp mưa, người dân thường sẽ phun lại. Nhưng chúng tôi đã chứng minh được cho người dân thấy thuốc đảm bảo chất lượng thì không cần phun lại, rất lãng phí. Sau khi thấy hiệu quả thực tế người dân đã làm theo và đảm bảo được đúng kỹ thuật và nâng cao chất lượng khoai tây thu hoạch sau này".
Anh Đỗ Mạnh Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội), chủ một doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa sang Nhật Bản, cũng đã tham gia mô hình này với 15ha trồng khoai tây tại xã Tu Tra. Anh Hùng cho biết: "Tổng diện tích đất tôi sử dụng canh tác khoai tây là 15ha, nhưng để đảm bảo luân canh và chất lượng khoai tây tốt nhất, mỗi vụ trôi trồng khoảng 6ha. Trung bình, mỗi ha sẽ thu về 100 triệu (sau khi đã trừ giống, thuốc bảo vệ thực vật). Đây là nguồn thu ổn định và rất hiệu quả nên tôi cũng đã gắn bó với mô hình này nhiều năm".
Ông Nguyễn Kim Hành, Giám đốc Nông học PepsiCo Việt Nam, đơn vị tiêu thụ cho mô hình hợp tác này cho biết, năm 2022, doanh nghiệp này đã xuất khẩu thành công lô khoai tây đầu tiên với sản lượng 6 nghìn tấn trồng tại Lâm Đồng sang Thái Lan. Đặc biệt, chất lượng khoai tây trồng tại Lâm Đồng đáp ứng tiêu chuẩn của PepsiCo quốc tế.
"Mô hình hợp tác chiến lược trong sản xuất khoai tây bền vững tại Việt Nam" là một trong 210 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ của nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng. Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng đánh giá người nông dân khi tham gia những chuỗi sản xuất này không những nâng cao thu nhập mà còn nâng cao về kiến thức canh tác để bước đầu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững hơn.
Trong giai đoạn 2022 - 2025, dự án phát triển nông trại khoai tây kiểu mẫu của Syngenta và PepsiCo sẽ tiếp tục được triển khai và mở rộng tại Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai với mục tiêu quy mô sản xuất đạt trên 2 nghìn ha với hơn 1 nghìn nông dân tham gia dự án.
Hợp tác "công – tư" là xu hướng tất yếu
Theo TS. Nguyễn Anh Phong, Trung tâm Thông tin (Bộ NN&PTNT), năm 2022, các thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, New Zealand… đã đón nhận gần 20 loại củ quả được xuất khẩu chính ngạch từ Việt Nam.
Ông Phong nhấn mạnh, tuy cơ hội còn rất lớn nhưng chuỗi sản xuất rau quả của Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức. Điển hình như việc thực hành sản xuất tốt mới chiếm tỉ lệ nhỏ, nhiều hộ nhỏ lẻ sản xuất nên việc cấp mã số vùng trồng còn nhiều khó khăn; trong khâu bảo quản thì tỉ lệ hao hụt sau thu hoạch lớn, dịch vụ hỗ trợ bảo quản còn nhiều hạn chế; vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là mối lo ngại khi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật còn chưa đảm bảo, việc nhiễm chéo thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra…
Tất cả những vấn đề này đang tác động lớn đến xuất xứ hàng hóa khiến lượng rau củ của Việt Nam được xuất khẩu mới chiếm khoảng 10% sản lượng sản xuất.
Tại Hội thảo "Triển vọng hợp tác công tư trong phát triển bền vững ngành hàng rau quả Việt Nam" do Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) phối hợp tổ cùng các đối tác trong ngành hàng rau quả vừa tổ chức, những triển vọng phát triển ngành hàng rau quả đã được nêu ra với việc khẳng định xu thế hợp tác "công – tư" là tất yếu để cải thiện những thách thức trong sản xuất rau quả hiện nay.
Ông Vũ Thanh Liêm, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong nhóm ngành nông sản, rau quả là một trong những ngành hàng có bứt phá mạnh về năng lực sản xuất trong 5 năm trở lại đây, ngày càng mở rộng diện tích và nâng cao sản lượng. Ngoài ra, việc gia nhập các hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương giúp rau quả của Việt Nam được mở rộng thị trường và tiêu thụ trên toàn thế giới.
Tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu đến năm 2030 giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8-10 tỷ USD. Trong số đó, tỉ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến đạt 30% trở lên; công suất chế biến rau quả đạt 2 triệu tấn sản phẩm/năm, gấp gần 2 lần so với năm 2020. Mặt khác, đề án cũng nhắm đếm mục tiêu đến năm 2030 thu hút đầu tư mới 50-60 cơ sở chế biến rau quả có quy mô lớn và vừa; xây dựng, phát triển thành công một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến rau quả hiện đại ngang tầm khu vực, thế giới với khả năng cạnh tranh quốc tế cao.
Để đạt được các mục tiêu lớn này, Bộ NN&PTNT và các bên tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp đều nhất trí: Việt Nam cần phải có những nỗ lực rất lớn, không chỉ từ phía Chính phủ, mà cả khối tư nhân, doanh nghiệp, người sản xuất trực tiếp cùng tham gia thực hiện ở các quy mô khác nhau. Trong đó, một trong những giải pháp then chốt được ưu tiên thực hiện là đẩy mạnh thu hút đầu tư theo hình thức Đối tác công tư (PPP).
Bộ NN&PTNT đã tiên phong thành lập Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV), gồm 8 nhóm công tác ngành hàng PPP (cà phê; chè; rau quả; thủy sản; hồ tiêu; gạo; hóa chất nông nghiệp và chăn nuôi) tập trung vào kết nối các tác nhân trong ngành nông nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, cùng hợp tác phát triển chuỗi giá trị các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cũng đánh giá cao các mô hình hợp tác công tư như trên, bởi theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nếu không có những mô hình này thì những thỏa thuận ký kết chỉ nằm trên giấy. Thông qua các mô hình này, lãnh đạo địa phương sẽ hiểu hơn về các hình thức hợp tác, doanh nghiệp và người dân cũng nhìn thấy hiệu quả thực tế để cùng chung tay vào công cuộc phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 cung cấp trái cây cho Thái Lan
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), là thị trường xuất khẩu nông sản chính trên thế giới, nhưng Thái Lan cũng có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu các loại trái cây, rau củ tươi. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam khai thác thị trường tiềm năng có giá trị lên tới hàng tỷ USD này.
Thị trường Thái Lan thu hút rất đông khách du lịch, đây cũng là nguồn tiêu thụ hàng nông sản rất lớn và chính khách du lịch cũng là những đại sứ giúp quảng bá thương hiệu các mặt hàng trái cây, rau quả của Việt Nam đi khắp các nước. Thái Lan còn được xem là trung tâm chế biến của khu vực, chính vì thế Thái Lan sẽ có nhu cầu đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cho chế biến, trong đó có nguồn trái cây nhập khẩu.
11 tháng qua trị giá xuất khẩu hàng rau quả đạt 3,1 tỷ USD.
Trong một diễn biến liên quan, Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong 11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 3,1 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 10 tháng năm 2022, dẫn đầu về trị giá xuất khẩu là chủng loại quả đạt 1,7 tỷ USD, giảm 15,3% so với cùng kỳ năm 2021. Triển vọng xuất khẩu chủng loại quả là rất lớn, bởi thị trường tiêu thụ chính chủng loại này của Việt Nam là Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường có hơn 1,4 tỷ dân với mức thu nhập ngày càng được nâng cao. Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu hơn 15 tỷ USD mặt hàng rau quả. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng, với việc mở cửa cho hàng loạt trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ là động lực thúc đẩy xuất khẩu chủng loại quả vào năm 2023.
Tiếp theo là chủng loại sản phẩm chế biến xuất khẩu trong 10 tháng năm 2022 đạt 841,8 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh nghiệp cần tập trung vào phân khúc sản phẩm chế biến, bởi đây là xu hướng của thị trường trong thời gian tới. Đại dịch COVID-19 cho thấy chuỗi cung ứng thực phẩm tươi dễ hư hỏng, chỉ phù hợp tiêu dùng nội địa, trong khi thực phẩm chế biến bảo quản được lâu nên đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người tiêu dùng quốc tế. Thị trường trái cây và rau quả chế biến thế giới dự báo đạt khoảng 392 tỷ USD vào năm 2025 (theo dự báo từ Global Market Insights, Inc).
Bộ NN&PTNT thông tin, đến nay, trái cây của nước ta đã có mặt tại trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng cả về thị trường và chủng loại. Trong năm 2022 đã có thêm 5 mặt hàng trái cây được xuất khẩu chính ngạch vào những thị trường lớn, khó tính, gồm: Nhãn xuất khẩu vào Nhật Bản, bưởi xuất khẩu vào Mỹ, chanh và bưởi xuất khẩu vào New Zealand, sầu riêng xuất khẩu vào Trung Quốc. Như vậy, đến nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 11 loại trái cây của Việt Nam; Mỹ nhập khẩu 7 loại; Nhật Bản 8 loại; Hàn Quốc 6 loại; Australia 4 loại; New Zealand 5 loại... Từ khi thực hiện các hiệp định thương mại tự do, mặt hàng rau quả của nước ta xuất khẩu vào thị trường châu Âu tăng trưởng khá nhanh. Hiện, đã có 150 sản phẩm các loại, cả tươi và chế biến, đông lạnh có mặt tại thị trường này, chủ yếu là thanh long, xoài, chanh leo, dừa, dứa, bưởi, chôm chôm, sầu riêng, chuối, măng cụt, mãng cầu, vải, chanh... Để cây ăn quả phát triển bền vững, Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương phát triển vùng sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chí của nước nhập khẩu. |
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…