Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu rau quả 11 tháng năm 2022 ước đạt 1,87 tỉ USD, tăng gần 39% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các loại trái cây như táo, anh đào, nho, hạnh nhân, lê, quýt, hạt dẻ cười, cam, hạt óc chó… là những sản phẩm được người tiêu dùng nội địa ưa chuộng, ngoài ra còn phục vụ nhu cầu chế biến.
Táo là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất với tổng giá trị trong 10 tháng đầu năm nay đạt 214 triệu USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nhập khẩu táo chính từ New Zealand, Trung Quốc, Mỹ...
(Ảnh minh hoạ)
Xếp thứ 2 về kim ngạch nhập khẩu trong nhóm ngành rau quả là nho với tổng trị giá gần 160 triệu USD trong 10 tháng đầu năm, tăng 77,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trái nho được nhập khẩu chính từ các nước Úc, Mỹ, Trung Quốc.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu tỏi, đậu xanh, hành tây, nấm kim châm, khoai tây, nấm đùi gà, cải thảo, cải bắp... cùng các loại rau củ chế biến như khoai tây chiên, rong biển, bột ớt, hạt dẻ cười tẩm ướp, hạt hướng dương...
Dự báo, trong thời gian tới, rau quả nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng Tết.
Trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản (BĐS), ngày 11 tháng 3 năm 2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó, Nghị quyết tập trung vào 4 giải pháp chính để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển.
Đại sứ Andrew Goledzinowski cùng các quan chức Đại sứ quán Australia tại Việt Nam vừa tới thăm các dự án nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn TH tại Nghĩa Đàn (Nghệ An), đặc biệt là Cụm trang trại bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới (kỷ lục xác lập năm 2020).