Theo Yonhap, xuất khẩu kim chi năm 2023 của Hàn Quốc đã xác lập kỷ lục mới trong bối cảnh các nội dung giải trí của nước này ngày càng phổ biến trên thế giới.
Làm kim chi ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Số liệu tổng hợp công bố ngày 21/1 của Cục Hải quan Hàn Quốc cho thấy tổng lượng kim chi xuất khẩu năm 2023 đạt 44.041 tấn, tăng 7,1% so với mức kỷ lục 42.544 tấn được thiết lập năm 2021. So với năm ngoái, giá trị xuất khẩu của kim chi tăng 10,5%, đạt 155,6 triệu USD.
Nhật Bản là đối tác nhập khẩu kim chi nhiều nhất từ Hàn Quốc với 20.173 tấn. Tiếp theo là Mỹ và Hà Lan nhập khẩu lần lượt với 10.660 tấn 1.756 tấn.
Trong khi đó, nhập khẩu kim chi của Hàn Quốc năm 2023 đạt 163,5 triệu USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức thâm hụt thương mại là 7,95 triệu USD. Lượng kim chi nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc do chi phí sản xuất thấp hơn so với thị trường trong nước.
Theo giới chức của Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA), sự tăng trưởng đáng kể của xuất khẩu kim chi trong năm 2023 chủ yếu nhờ vào sự lan toả ngày càng phổ biến của các nội dung giải trí Hàn Quốc.
Hàn Quốc sẽ tìm cách đưa kim ngạch xuất khẩu kim chi lên tới 300 triệu USD vào năm 2027. Nước này có kế hoạch hỗ trợ để mở rộng xuất khẩu, ổn định nguồn cung nguyên liệu chất lượng cao và quảng bá mạnh mẽ lợi ích sức khỏe và giá trị của việc tiêu thụ kim chi. Cụ thể, nước này sẽ giới thiệu các loại kim chi thuần chay và ít muối, đồng thời phát triển các công nghệ để đảm bảo giao hàng tươi mới.
https://baotintuc.vn/kinh-te/xuat-khau-kim-chi-cua-han-quoc-dat-ky-luc-moi-20240121124337940.htm
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.