Chấp nhận mạo hiểm, dám đương đầu với khó khăn để đầu tư nông nghiệp sạch, anh Lê Vạn Hải, Giám đốc HTX Nông nghiệp Gia Phúc (Can Lộc - Hà Tĩnh) đã cần mẫn biến đồi hoang thành trang trại rộng 30ha đẹp như tranh.
Ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến
HTX nông nghiệp Gia Phúc được thành lập năm 2013 với trang trại chăn nuôi lợn nái quy mô 1.400 con, mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 30 ngàn con lợn giống chất lượng, đem về nguồn thu trên 8 tỷ đồng. Không dừng lại ở đó, HTX còn có ý tưởng xây dựng trang trại cây ăn quả theo hình thức đa cây và ứng dụng công nghệ cao vào tất cả các khâu trong quá trình sản xuất.
Để bắt đầu hành trình đó là điều không hề đơn giản, anh Lê Vạn Hải cần mẫn như con ong, sẵn sàng xách ba lô đi đến mọi miền để tìm hiểu thị trường; không ngừng tìm tòi, nghiên cứu từ khâu chọn giống, cách chăm sóc cây trồng trên internet và những giáo sư, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp. Sau khi nghiên cứu, khảo sát địa hình, HTX Nông nghiệp Gia Phúc đã thuê 30ha đất đồi tại hồ Khe Lang, xã Thường Nga (huyện Can Lộc) để bắt đầu ý tưởng.
Sau 2 năm máy móc làm việc không ngơi nghỉ, HTX đã biến đồi hoang thành trại cây ăn quả ngút ngàn. 20ha được quy hoạch bài bản với 1.500 gốc thanh long ruột đỏ, 2.100 gốc ổi, trên 8.000 gốc cam, bưởi và 500 cây mít Thái.
Để chủ động, khoa học trong quy trình chăm sóc, tưới tiêu, HTX đã chi 2,3 tỷ đồng đầu tư hệ thống tưới nước và cung cấp dinh dưỡng theo công nghệ Israel. Cùng đó, HTX mời các chuyên gia Israel sang lắp đặt và chuyển giao quy trình với hệ thống nhà điều hành và 6 trạm van bố trí trong trang trại.
“Nếu làm thủ công, muốn tưới hết trang trại phải cần ít nhất 20 công nhân làm việc trong nhiều giờ liền nhưng với phần mềm được lập trình sẵn, chỉ cần thao tác đơn giản trên smartphone, chúng tôi dễ dàng tưới nước và cung cấp dinh dưỡng cho cây theo ý muốn. Ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến đã giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất rất lớn”, Giám đốc Lê Vạn Hải tiết lộ.
Trang trại rộng 30 ha của HTX Nông nghiệp Gia Phúc ở thôn Bồng Sơn, xã Thường Nga (Can Lộc) ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt của Israel.
Theo anh Hải, với mong muốn xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo tiêu chuẩn sau khi thu hoạch, tất cả cây trồng trong trang trại đều được kiểm soát về vấn đề sử dụng thuốc BVTV, phân bón... Ngoài ra, hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ, HTX còn xây dựng nhà nuôi giun quế rộng hơn 100m2 để lấy phân hữu cơ bón cho cây trồng. Hiện tại, 2.100 cây ổi đã cho thu hoạch, 1.500 cây thanh long ruột đỏ, 500 cây mít Thái Lan đã bắt đầu cho mùa quả đầu tiên. Khoảng sau 1 năm nữa, 8.000 cây cam, bưởi sẽ cho thu hoạch.
Phát triển trang trại gắn với du lịch sinh thái
Nhìn trang trại rộng lớn với các loại cây ăn quả được thiết kế bài bản, địa hình được bao bọc giữa đồi núi và lòng hồ, Giám đốc Lê Vạn Hải cho chúng tôi biết, anh đang có ý tưởng tiếp tục “phủ kín” thêm 6ha cây ăn quả, phát triển trang trại gắn với du lịch trải nghiệm sinh thái. Khi đến đây, du khách sẽ cảm nhận sự giao hòa, gần gũi với thiên nhiên, tự tay hái cây trái chín mọng, trải nghiệm bắt cá, nướng gà.
Chia sẻ về kinh nghiệm làm giàu, chủ trang trại này cho rằng, yếu tố quan trọng nhất là phải có sự đam mê và kiến thức. Đam mê mà “hổng” kiến thức thì sớm muộn gì cũng thất bại. Ngoài ra, người làm chủ phải có máu “liều”, dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm. Tất nhiên, liều cũng phải có cơ sở, nhạy bén nắm bắt thời cuộc, điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương. Đam mê thôi chưa đủ, muốn thành công, phải ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mới đưa lại hiệu quả kinh tế cao”.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.