Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 1 năm 2017 | 10:32

Độc đáo bánh chưng của người Thái ở Thanh Hóa

Mỗi dịp Tết đến Xuân về là nhà nhà lại gói bánh chưng và sum vầy bên nồi bánh khi sôi. Đây là phong tục, là nét đẹp của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có cách gói bánh khác nhau.

Những ngày cận Tết, các gia đình bắt đầu chuẩn bị gói bánh chưng. Tôi may mắn được xem cách gói bánh tại gia đình bà Lò Thị Ngọc (dân tộc Thái) ở bản Nam Thành, xã Thành Sơn (Quan Hóa - Thanh Hóa). Cách gói của người dân nơi đây có phần khác hơn so với một số nơi khác.

Theo bà Ngọc thì gạo dùng để gói bánh chưng thường là gạo nếp nương, bởi dùng gạo này gói, bánh sẽ thơm, ngon, mang vị đặc trưng riêng mà gạo nếp ở dưới xuôi không thể có được.

Những năm trước, khi gói bánh người dân sẽ không ngâm, không đãi gạo mà để gói trực tiếp. Bà con cho rằng, nếu ngâm, đãi gạo trước khi gói sẽ làm nhạt bánh, mất đi hương vị của gạo và mất đi chất dinh dưỡng trong quá trình ngâm, đãi. Thường thì bánh chưng phải ngâm trước khi luộc.

Khi gói bánh chỉ gói mình gạo mà không có thịt và đậu cũng như nước tạo màu từ lá cây (lá riềng hoặc lá đậu ván giã vắt lấy nước trộn với gạo tạo màu xanh cho bánh) và cũng không cần bỏ muối. Có gia đình gói tới 20 kg gạo nương.

Bánh chưng sừng trâu và bánh chưng dài là 2 loại không thể thiếu mỗi khi gia đình có đám cưới

Những năm gần đây, trước khi gói bánh, một số gia đình đã đãi gạo, khi gói có cả nhân là thịt.

Thường thì bánh chưng phải ngâm trước khi luộc.

Hình của bánh chưng cũng phong phú hơn ở miền xuôi như: bánh chưng tròn, bánh chưng dài, bánh chưng sừng trâu, bánh chưng vuông. Thường thì bánh chưng sừng trâu và bánh chưng dài là 2 loại không thể thiếu mỗi khi gia đình có đám cưới.

PV

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top