Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 17 tháng 3 năm 2020 | 9:14

Eakar (Đăk Lăk): Dân tố chủ tịch huyện vu khống

Báo Kinh Tế Nông Thôn nhân được đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Thịnh, sinh năm 1963, ngụ tại thôn 5, xã Ea Đar, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk về việc ông Thinh đã bị ông Nguyễn Văn Hà – Chủ tịch UBND huyện Eakar vu khống làm ảnh hưởng đến danh dự và đời sống.

Đơn tố cáo của ông Thịnh có nội dung cụ thể: Ban quản lý chợ (BQLC) huyện Eakar được thành lập theo Quyết định số: 1368/QĐ-UBND ngày 20/7/1996 của Ủy ban nhân dân tỉnh ĐắkLăk. Tại điều 1 của Quyết định có nêu rõ: Nay thành lập Ban quản lý chợ huyện Eakar trực thuộc Ủy ban nhâ dân huyện Eakar. Ban quản lý chợ huyện Eakar là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải tiền lương và mọi chi phí khác, được sử dụng con dấu và được mở tài khoản để giao dịch.

89486873_645654919334577_4431822928488693760_n.jpg
90335612_891312078007741_4930954508319588352_n.jpg
89872455_534738507461433_8183133783852056576_n.jpg
Ông Nguyễn Văn Thịnh và đơn tố cáo về việc Chủ tịch UBND huyện Eakar vu khống

 

Khi mới thành lập, ông Nguyễn Văn Thịnh được điều động vào làm Phó Ban quản lý chợ. Do điều kiện khi mới thành lập, nguồn thu hạn hẹp, không đủ chi trả lương và kinh phí cho ban quản lý hoạt động nên UBND huyện Eakar trực tiếp quản lý, điều động và chi trả lương theo nghạch, bậc lương công chức, viên chức.

Cũng trong năm 1996 khi BQLC chợ mới được thành lập thì chợ không có bãi trông giữ xe, dẫn đến tình trạng xe ra vào khu vực buôn bán trong chợ gây cản trở, làm mất cảnh quan và ảnh hưởng đến công tác an ninh trật tự trong chợ. Cùng trong thời điểm trên đang có 8 lô quầy ở góc phía đông nam chợ bị ngập trũng, lầy lội nên các chủ lô không thể kinh doanh, buôn bán và muốn sang nhượng lại. Xuất phát từ tình hình trên, tập thể anh em nhân viên trong BQLC có ý tưởng góp vốn mua lại dùng để làm thêm dịch vụ trông giữ xe nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho anh em cán bộ, nhân viên trong BQLC. BQLC có làm tờ trình số 14/TT-BQL ngày 20/9/1996 xin UBND huyện Eakar cho phép mua lại và chuyển đổi làm dịch vụ giữ xe đạp, xe máy. Chủ tịch UBND huyện đã chấp thuận và phê duyệt với nội dung: “UBND huyện đồng ý cho Ban quản lý chợ mua lại 8 lô thuộc các gia đình trước đây đã mua của huyện theo giá thỏa thuận để cải tạo bãi giữ xe. Tiền mua lại lô bán hàng này do Ban quản lý chợ tự tạo. Nếu sau này do quy hoạch nếu đụng vào khu vực giữ xe UBND huyện sẽ đền bù diện tích bị thu hồi”.

89912404_794402951047427_7805302354021974016_n.jpg
Quyết định thành laaoj chợ Eakar của UBND tỉnh Đắk Lắk

 

90327694_226597201788928_2235092841875374080_n.jpg
Tờ trình xin quy hoạch bãi giữ xe tại chợ Eakar

 

Sau khi được chấp thuận, anh em cá nhân trong BQLC tự vay vốn bên ngoài mua lại 8 lô quầy trên theo giá thị trường và cải tạo lại làm dịch vụ trông giữ xe. Lúc đầu anh em cán bộ, nhân viên tự tranh thủ trông giữ xe thu tiền dịch vụ. Do lượng xe ngày càng tăng cao, diện tích trông giữ xe chật hẹp nên anh em chúng tôi mở thêm điểm giữ xe bên lề đường phía tây của chợ. Do không đủ nhân lực để trông giữ xe nên năm 2010 các thành viên giao khoán điểm trông giữ xe phía đông cho bà Đặng Thị Nguyệt. Bãi giữ xe phía tây, năm 2011 cho bà Trần Thị Hoa thuê lại.

Tiền thu từ dịch vụ trông giữ xe dùng để trả nợ tiền đầu tư, chi cho các hoạt động xã hội, thăm hỏi người đau ốm, tiền làm từ thiện và chi bồi dưỡng cho người làm thêm giờ, trực đêm. Đến năm 2010 thì trả hết nợ tiền đầu tư nên toàn bộ số tiền thu được tiếp tục chi cho các danh mục còn lại mà các thành viên đã bàn bạc, thống nhất như các năm trước.

Hàng năm, tất cả các khoản thu chi, dự toán ngân sách Nhà nước cấp, đơn vị báo cáo quyết toán đầy đủ và đã được phòng Tài chính phê duyệt quyết toán hàng năm. Việc thu chi dịch vụ trông giữ xe đều đã quyết toán dứt điểm riêng và khóa sổ theo hàng năm, được công khai trong hội nghị tổng kết CNVC hàng năm của đơn vị. Hội nghị có sự tham dự của phòng Tài chính, phòng Nội vụ, Liên đoàn lao động huyện. Việc thu chi tiền dịch vụ làm thêm về trông giữ xe của các thành viên trong BQLC từ khi mới mở và của những năm 2011, 2012, 2013,  2014, 2015 đều được phòng Tài chính và UBND huyện đồng ý và không có ý kiến gì.

Ngày 06/9/2016 UBND huyện Eakar ban hành Quyết định thanh tra số 1743/QĐ-UBND do ông Nguyễn Văn Hà ký về việc thanh tra hành chính việc chấp hành luật ngân sách của nhà nước, các khoản thu, chi phí, lệ phí và các khoản thu chi phí khác của BQLC. Ngày 30/12/2016 Ủy ban nhân dân huyện Eakar ban hành Kết luận thanh tra số: 2353/KL-UBND do ông Nguyễn Văn Hà ký. Ngoài các phần thu chi trong công tác thường xuyên thì tiền “Thu tiền dịch vụ từ bãi giữ xe” tại phần II mục 5 của kết luận có số liệu cụ thể như sau:

STT

Năm

Số tiền đã thu

Số tiền đã chi

tồn

01

2011

56.400.000

56.400.000

0

02

2012

56.400.000

56.400.000

0

03

2013

56.400.000

56.400.000

0

04

2014

60.000.000

60.850.000

(850.000)

05

2015

69.900.000

69.900.000

0

 

Tổng

299.100.000

299.100.000

 

 

Các khoản chi cụ thể gồm: Chi buôn kết nghĩa, cán bộ ốm đau, thắp hương gia đình chính sách công tác tại đơn vị, cấp địa chỉ nhân đạo 01 gia đình nghèo, hỗ trợ các tổ chức trên địa bàn với số tiền là 110.904.000đ. Chi trực đêm cho trực chợ 05 năm số tiền là:103.404.000đ. Chi các ngày lễ tết cho CBVC 05 năm số tiền là: 58.400.000đ. Chi tăng thu nhập 05 năm số tiền là: 26.392.000đ

Trong phần kết luận về nội dung tự thu, chi việc cho thuê các bãi giữ xe 05 năm cho rằng: Số tiền 110.904.000 đồng BQLC đã chi cho công tác tình nghĩa, xã hội và chi cho nhiệm vụ chính trị là sai nhưng được UBND chấp nhận. Còn lại các khoản chi khác 188.196.000 đồng là vi phạm Quyết định số 1368/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành ngày 20/7/1996. Phần xử lý tuyên thu 188.196.000 đồng nộp ngân sách đồng thời quy trách nhiệm cho cá nhân ông Nguyễn Văn Thịnh là người đứng đầu đơn vị.

UBND huyện Eakar ban hành Tờ trình số 366/TT-UBND ngày 14/12/2016 đề nghị UBND tỉnh ra Quyết định giải thể BQLC. Ngày 30/12/2016 UBND ra Quyết định “Về việc giải thể Ban quản lý chợ huyện Eakar”. Ngày 16/01/2017 UBND huyện Eakar ra Quyết định về việc cho người lao động nghỉ thôi việc số 04/QĐ-UBND đối với cá nhân ông Thịnh. Đồng thời với những Quyết định chưa đúng trên, ông Nguyễn Văn Hà với tư cách là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Eakar, đã có văn bản chuyển hồ sơ qua Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Eakar, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân ông Thịnh.

Theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Văn Thịnh, Ban quản lý chợ được thành lập theo Quyết định số 1368/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đăk Lăk ban hành ngày 20/7/1996 thì BQLC là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải tiền lương và mọi chi phí khác, không có chức năng kinh doanh. Việc UBND huyện chi trả lương bằng tiền ngân sách là không đúng với Quyết định của UBND tỉnh. Từ việc nhận lương do UBND huyện chi trả nên BQLC phải thực hiện một số công việc công tác và thu, chi như trong nội dung Kết luận thanh tra đã nêu.

Còn việc các cá nhân trong BQLC, tự vay tiền mua lô để làm dịch vụ trông giữ xe là tài sản của các cá nhân chứ không phải tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Số tiền thu được từ việc làm dịch vụ trông giữ xe và cho thuê tài sản (cho thuê lô, bãi giữ xe) là thu nhập cá nhân. Không nằm trong nhiệm vụ chuyên môn mà BQLC phải thực hiện bởi không nằm trong quy chế hoạt động do UBND huyện ban hành vì vậy không thể là nguồn thu ngân sách mà trong Kết luận đã nhận định. Việc áp dụng Quyết định số 1368/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành ngày 20/7/1996 để quy kết sai phạm trong nguồn thu, chi tiền từ dịch vụ trông giữ xe là không phù hợp, trái ngược với nội dung của Quyết định và trái với các quy định của pháp luật.

Theo ông Thịnh, từ việc quy kết theo kiểu chụp mũ, áp đặt cho rằng số tiền thu từ dịch vụ trông giữ xe của BQLC do ông phụ trách đã chi sai quy định trong 5 năm đã phạm vào tội: "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" được quy định tại Điều 165 bộ luật hình sự năm 1999. Hoặc tội vi phạm quy định về quản lýsử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoátlãng phí được quy định tại Điều 219 BLHS 2015.

Từ việc cố tình vu khống cho ông Thịnh phạm tội nên ông Nguyễn Văn Hà đã ra một loạt các văn bản như: Quyết định về việc thu hồi tiền sai phạm tại Ban quản lý chợ huyện Eakar số 01/QĐ-UBND ngày 03/01/2017, Thông báo số 372/TB-UBND ngày 16/10/2017, Công văn số 1284/CV-UBND ngày 15/12/2017. Từ các văn bản trên, Phòng Lao động TB-XH huyện Eakar đã chuyển nộp số tiền 135.866.780 đồng (Tiền trợ cấp mất việc của ông Thịnh được hưởng) cho Thanh tra huyện thu giữ mà không giao trả cho ông.

Ông Thịnh cho rằng, bản thân ông Nguyễn Văn Hà là một Chủ tịch huyện, có kiến thức, có trình độ toàn diện về Chính trị, Kinh tế, Quốc phòng, An ninh, tổ chức... được Đảng, Nhà nước đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng nên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nắm vững kiến thức pháp luật. Có đội ngũ tư vấn, giúp việc về chuyên môn nghiệp vụ thanh tra và kiến thức Pháp luật, đã trải qua kinh nghiệm thực tế lâu năm nên ông Hà hiểu được và phải hiểu được rằng: Cho dù tất cả số tiền 299.100.000 đồng thu nhập từ dịch vụ trông giữ xe không nộp vào ngân sách trong 5 năm là vi phạm thì mức thiệt hại của từng năm cũng không đủ định lượng tối thiểu là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) để đủ điều kiện cấu thành tội phạm mà trong hai điều luật ông đã nêu ở phần trên quy định. Bởi lẻ hàng năm đều được BQLC quyết toán tổng kết công tác thu chi, khóa sổ và báo cáo các phòng ban liên quan và đều được chấp nhận không có ý kiến gì. Số tiền dịch vụ trông giữ xe chi hàng năm cho dù bị áp đặt là vi phạm thì cũng chỉ ở mức vi phạm hành chính nhưng không bị xử phạt hành chính và cũng đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính”.

Ông Thịnh cho biết, việc ông Nguyễn Văn Hà (Chủ tịch huyện Eakar) biết được tôi không phạm tội, nhưng cố tình có văn bản chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Eakar đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tôi. Đây là hành vi vu khống, được quy định tại khoản 2 điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015. Ngoài việc vu khống cho tôi vi phạm pháp luật, ông Nguyễn Văn Hà còn ban hành Quyết định cho thôi việc đối với cá nhân tôi trái với Luật công chức năm 2008 và Nghị định về xử lý kỷ luật đối với Công chức Chính phủ số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011. Bởi bản thân tôi là viên chức chứ không phải là chủ thể của người Hợp đồng lao động, quá trình công tác hàng năm tôi đều được bình bầu là hoàn thành nhiệm vụ (không có năm nào là không hoàn thành nhiệm vụ), không vi phạm kỷ luật. Đồng thời tôi cũng không có đơn xin thôi việc mà trình tự thủ tục quy định bắt buộc phải có trong trường hợp cho thôi việc. Đây là một hình thức buộc thôi việc trái pháp luật biến tướng, là hành động hãm hại, triệt hạ cá nhân tôi cùng tập thể nhân viên BQL chợ và hành động này mang tính bè phái và lợi ích nhóm. Hành vi trên của ông Nguyễn Văn Hà đã gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi với số tiền 135.866.780 đồng (Tiền trợ cấp mất việc của tôi được hưởng). Đồng thời không những gây tổn hại nghiêm trọng về tài sản, danh dự, nhân phẩm của cá nhân tôi mà còn làm cho tôi lâm vào tình trạng khủng hoảng về tâm lý, gây hoang mang, suy sụp tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe và danh dự của gia đình tôi.

Cũng theo đơn tố cáo của ông Thịnh: Từ khi ông bị ông Hà vu khống, ông đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Eakar rất nhiều lần triệu tập đến làm việc để quy kết tội cho tôi. Vụ việc bị điều tra kéo dài từ đó cho đến nay đã hơn 3 năm nhưng chưa được xử lý, làm ảnh hưởng đến việc làm ăn và sinh hoạt của cá nhân. Ông đã nhiều lần trực tiếp liên hệ Cán bộ thụ lý hỏi thì đều được trả lời là “đang điều tra và chờ xin ý kiến xử lý”. Từ việc bị điều tra về tội phạm hình sự kéo dài nên ông Thịnh cùng các nhân viên trong BQL chợ (bị cho thôi việc trái pháp luật) không thể khởi kiện hành chính để bảo vệ Quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Ông Thịnh cho biết trong đơn. Vụ việc tôi bị điều tra kéo dài đến nay đã hơn 3 năm đến ngày 04/3/2020 tôi mới được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Eakar triệu tập và giao nhận Thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm số 59/TB ngày 31/12/2019 của CQ CSĐT Công an huyện Eakar. Trong nội dung thông báo đã xác định cá nhân tôi cùng Ban quản lý chợ huyện Eakar không có tội và CQ CSĐT Công an huyện Eakar đã ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Việc tôi bị chiếm đoạt số tiền trợ cấp mất việc và bị vu khống vi phạm pháp luật đã gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho tôi thì nay việc kéo dài thời gian điều tra cũng đã gây thêm thiệt hại cho cá nhân và gia đình tôi. Ngoài việc vi phạm tố tụng hình sự về thời hạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm về việc điều tra hành vi vi phạm quy định về quản lýsử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoátlãng phí mà Ủy ban nhân dân huyện Eakar chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Eakr để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tôi đã kéo dài nhiều năm. Tôi cũng đã có đơn tố cáo ông Nguyễn Văn Hà về hành vi vu khống gửi các Cơ quan chức năng vào ngày 08/6/2019 và đơn tố cáo tiếp ngày 26/10/2019 nhưng vụ việc tiếp nhận đơn tố cáo của tôi đến nay vẫn chưa được thụ lý.     

89994659_858496297998896_1595279488004915200_n.jpg
Thông báo của Cơ quan CSĐT huyện Eakar về việc không khởi tố hình sự đối với ông Nguyễn Văn Thịnh

 

Căn cứ theo điểm d, khoản 1, điều 9 và khoản 1, điều 37 Luật tố cáo 2018, Nghị định số: 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 nay tôi làm đơn tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Hà, đề nghị các cấp Lãnh đạo cấp tỉnh chỉ đạo CQ CSĐT Công an huyện Eakar chuyển hồ sơ cho Cơ quan Điều tra cấp trên điều tra xử lý đơn tố cáo của tôi theo quy định của pháp luật.

PV
Ý kiến bạn đọc
Top