Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 25 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 7 tháng 10 năm 2021 | 22:44

Giải pháp gỡ khó cho hàng chục nghìn tấn hải sản “đóng băng”?

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chủ các kho đông lạnh và ngư dân ở Nghệ An lâm vào cảnh khốn đốn khi hàng ngàn tấn hải sản vẫn “đóng băng” trong kho lạnh dù đã giảm giá.

Giá giảm mạnh, tồn kho lớn

Theo báo cáo của UBND thị xã Hoàng Mai, thị xã có trên 1.000 tàu thuyền khai thác hải sản, hơn 5.000 tấn hải sản đang bị dồn ứ trong 76 kho đông lạnh.

Ông Lê Hội Hưng – Chủ nhiệm HTX Đoàn kết - tại xã Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai) cho biết: HTX có 10 kho đông lạnh, chủ yếu cấp đông các mặt hàng hải sản, mực, cá thu, cá đốm... với trữ lượng trên 700 tấn.

Tuy nhiên, từ khi dịch bùng phát, hàng hải sản rất khó tiêu thụ. Thị trường truyền thống lâu nay vẫn là trong nước và Trung Quốc, nhưng việc hạn chế lưu thông nghiêm ngặt và thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19 của các tỉnh đã khiến hải sản khó khăn hơn để đi đến được nơi tiêu thụ. 

Tại các huyện, thị ven biển Nghệ An hàng ngàn tấn hải sản
Tại các huyện, thị ven biển Nghệ An, hàng ngàn tấn hải sản "đóng băng" trong các kho đông lạnh

 

Mặc dù chính quyền địa phương tạo điều kiện như cấp các thủ tục giấy tờ cần thiết, kết nối với thương lái, mặt hàng hải sản được đem đi tiêu thụ một số tỉnh miền Trung và phía Bắc nhưng tiêu thụ chậm, mỗi ngày chỉ bán được 2-3 tấn, giá bán lại giảm so với ngày bình thường tới 20-25%.

Thị trường tiêu thụ khó khăn, giá giảm mạnh khiến đời sống ngư dân gặp nhiều khó khăn. Ngư dân Phan Văn Tám (xã Quỳnh Lập, TX.Hoàng Mai) cho biết: Dù chuyến đi biển vừa rồi khá thành công nhưng tôi vẫn lỗ 20 triệu đồng. Giá hải sản tại bến cảng giảm mạnh, giá dầu và nhân công lại cao hơn trước nên chúng tôi phải gánh chi phí đi biển rất lớn. Trước đây, cá thu thường có giá bán từ 160 nghìn đồng/kg trở lên nhưng hiện chỉ còn 100 nghìn đồng/kg; mực loại 1 giá 300.000 đồng/kg, nay chỉ còn 180.000-200.000 đồng/kg. Giá hải sản rẻ và ế ẩm kéo dài mấy tháng nay do dịch Covid-19 khiến chúng tôi rất khó khăn. Không đi, để tàu nằm bờ thì xót ruột vì lãi suất ngân hàng vay đóng tàu vẫn phải trả mà đi thì...Nhiều tàu thuyền ít ra biển do hải sản khó tiêu thụNhiều tàu thuyền ít ra biển do hải sản khó tiêu thụ

 

Trong khi đó, tại huyện Quỳnh Lưu, 40 kho cấp đông cũng đang tồn kho hơn 1.500 tấn. Riêng xã Quỳnh Lập có 12 kho đông lạnh, còn tồn hơn 1.000 tấn hải sản. Toàn xã có hơn 200 tàu đánh bắt, là nguồn sống của gần 2.400 hộ gia đình trong xã. Dịch Covid-19 đã khiến người dân rất khó khăn dù tàu thuyền vẫn ra khơi.

Một chủ một kho đông lạnh xã Quỳnh Lập cho biết: Các thị trường lớn là Đà Nẵng và một số tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách xã hội nên phần lớn bạn hàng đã ngưng buôn bán. Kho cấp đông của gia đình hiện còn tồn trên 200 tấn hải sản, hiện nay chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh với số lượng rất ít ỏi.

Để bảo quản tốt số gải sản tồn kho, chủ các kho đông lạnh phải “cắn răng” chi trả cả trăm triệu tiền điện
Để bảo quản tốt số gải sản tồn kho, chủ các kho đông lạnh phải “cắn răng” chi trả cả trăm triệu tiền điện

 

Ghi nhận tại TX. Cửa Lò, nhiều hộ kinh doanh thu mua hải sản của ngư dân từ trước mùa du lịch đang lưu trữ tại kho đông lạnh với số lượng lên đến hàng trăm tấn. Dịch Covid-19 khiến hàng hoá lưu thông chậm, nhiều nhà hàng, khách sạn, trung tâm nghỉ dưỡng,... phải đóng cửa. Chị Nguyễn Thị Huyền (phường Nghi Hải, TX.Cửa Lò) cho biết, từ đầu năm, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, không riêng nhà chị, hầu hết các hộ kinh doanh ở đây đều tích trữ hàng chục tấn tôm cá để phục vụ du lịch dịp lễ 30/4-1/5 và mùa du lịch. Nhưng dịch kéo dài từ đầu tháng 5 đến nay khiến hải sản không thể tiêu thụ và phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để bảo quản số hải sản này. Các hộ kinh doanh như gia đình chị thật sự đang rất khó khăn.

Nhiều chủ kho đông lạnh cho biết, giờ chỉ mong dịch COVID-19 sớm được kiểm soát để hàng hoá sớm lưu thông trở lại.
Nhiều chủ kho đông lạnh cho biết, giờ chỉ mong dịch COVID-19 sớm được kiểm soát để hàng hoá sớm lưu thông trở lại.

 

Giải pháp tháo gỡ?

Nghệ An hiện có 288 kho đông, tập trung ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, thị xã Hoàng Mai, TX. Cửa Lò… Hiện số hàng đang tồn ở các kho gần 15.000 tấn hải sản các loại.

Khó khăn nhất hiện nay là các kho cấp đông trên địa bàn tỉnh hầu hết đều đã đầy hàng, vì vậy, việc mua hải sản tích trữ cho ngư dân khai thác càng thêm phần khó khăn.

Trước thực trạng này, các địa phương, ngành chức năng của tỉnh Nghệ An đã tăng cường nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho bà con. Trên tinh thần phòng chống dịch bệnh nhưng không để đứt gãy chuỗi cung ứng, tiêu thụ.

Các địa phương đã chủ động rà soát kế hoạch sản xuất hải sản, tổng hợp khả năng dự trữ của các kho cấp đông, trữ lạnh để có kế hoạch thu mua hải sản cho các tàu thuyền đi biển về.

Tạo điều kiện cho các xe “luồng xanh” đi qua chốt vào các địa phương thu mua hải sản cho ngư dân, tuy nhiên hiện nay rất ít các xe về mua hải sản.

Ông Trần Xuân Học, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, cho biết: Ngành  đã và đang phối hợp với ngành Công Thương tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ, giới thiệu các doanh nghiệp xuất khẩu tiểu ngạch liên hệ với các doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch để xuất khẩu sản phẩm. Mặt khác, hướng dẫn các doanh nghiệp những kiến thức cơ bản để có thể xuất khẩu thủy hải sản vào thị trường nhiều nước bằng con đường chính ngạch.

Cùng với đó tăng cường kết nối để đưa hải sản vào tiêu thụ tại các siêu thị Big C, Vinmart … trên địa bàn Nghệ An. Liên hệ, kết nối với các doanh nghiệp ngoài tỉnh thu mua hải sản cho các kho đông. Ứng dụng và đẩy mạnh phát triển các hình thức tiêu thụ hải sản qua các loại hình phân phối bán lẻ online, chợ thương mại điện tử…

  

Nghệ An đã có văn bản gửi Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong cả nước để kêu gọi hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Cụ thể, phối hợp Cục Xúc tiến thương mại; Vụ Thị trường trong nước, các hệ thống phân phối như Vincomerce, Lotte, MM Mega Market, BigC, Sunmart, Bibi Green,... nhằm tháo gỡ, tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm thủy, hải sản.

Ngoài ra, hướng dẫn rà soát thủ tục pháp lý về sản phẩm hàng hóa của các cơ sở cung ứng; kịp thời tư vấn, hỗ trợ cơ sở tiến hành hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đưa sản phẩm vào trong các hệ thống phân phối.

Bên cạnh đó, thông tin về các sản phẩm thủy, hải sản Nghệ An cũng được đăng tải lên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • SeABank được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

    SeABank được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

    Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

  • The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    Những sản phẩm số lượng giới hạn luôn có sức hút nhờ tiềm năng tăng giá vượt trội so với mặt bằng chung. Cũng vì lý do đó mà ngay sau khi mở bán, tòa căn hộ cuối cùng The S-Vista thuộc phân khu Sapphire - Vinhomes Ocean Park 1 đã khuynh đảo thị trường phía Đông Hà Nội.

  • Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.

Top