Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 4 năm 2022 | 16:5

Giải pháp gỡ khó tình trạng giá lương thực tăng cao do BĐKH và sự bất ổn nguồn XK

Trước những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt như tình trạng giá lương thực tăng cao, BĐKH hay sự bất ổn định về nguồn thực phẩm xuất khẩu (XK) từ một số quốc gia, Trung Quốc tiến hành xem xét cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô BĐG.

antd-nhap-khau-ngo-5011.jpg
Trung Quốc tăng vọt lượng ngô nhập khẩu nên đã "nới" nhiều quy định với cây trồng biến đổi gen.

 

Xem xét cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô chỉnh sửa gen đầu tiên

Ngày 21/3 vừa qua, Công ty công nghệ nông nghiệp Origin Agritech và Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho 6 đặc tính chỉnh sửa gen có khả năng tăng năng suất cây ngô một cách đáng kể – đây được xem là những sản phẩm ngô chỉnh sửa gen đầu tiên được xem xét phê duyệt tại Trung Quốc.

Theo Công ty Origin Agritech, các đặc tính mới làm thay đổi góc lá và cải thiện khả năng chịu hạn của ngô. Việc thay đổi góc lá và hình dạng của cây nâng cao hiệu quả của quá trình quang hợp và gia tăng mật độ cây trồng, từ đó làm tăng năng suất. Các đặc tính này cũng cải thiện việc sử dụng nước một cách hợp lý  và tăng khả năng chịu hạn của cây. Công ty Origin hiện đang trong quá trình lai tạo để tích hợp những đặc tính mới này vào nền giống ngô lai đang được thương mại hoá, bao gồm cả những giống ngô có hàm lượng dinh dưỡng tăng cường của họ.

Các đặc tính chỉnh sửa gen mới này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đã tuyên bố cho phép thương mại hoá cây trồng chỉnh sửa gen và quy trình phê duyệt sẽ đơn giản và được rút gọn hơn so với quy trình phê duyệt các giống cây biến đổi gen (BĐG). Chính sách này của Trung Quốc được xem là phù hợp với khoa học và thực tế bởi bản chất của kỹ thuật chỉnh sửa gen tạo ra đặc tính mới với phương thức tương tự như các đột biến tự nhiên và không có gen ngoại lai nào được đưa vào cây trồng. Thời gian để phê duyệt chứng nhận an toàn sinh học cho các giống chỉnh sửa gen nhanh nhất có thể là 1 năm, so với thời gian phê duyệt 8 năm đối với các giống BĐG.

Tiến sĩ Gengchen Han, Chủ tịch Origin Agritech cho biết: “Trước những thách thức mà thế giới hiện nay đang phải đối mặt như tình trạng giá lương thực tăng cao, biến đổi khí hậu hay sự bất ổn định về nguồn thực phẩm xuất khẩu từ một số quốc gia do các sự kiện địa chính trị, chúng tôi vô cùng tự hào khi có thể đóng góp một phần quan trọng trong việc cải thiện an ninh lương thực. Origin sẽ đưa ra thị trường nhiều sản phẩm có năng suất cao và thân thiện với môi trường hơn nhằm giải quyết những thách thức về nguồn cung lương thực nhờ vàonguồn gen ngô đa dạng mà chúng tôi đang sở hữu cũng như các công nghệ tiên tiến trong chỉnh sửa gen và biến đổi gen trên cây trồng”.

corngrainproduction_worldgrain-1.jpg
Ngô sử dụng làm thức ăn chăn nuôi (Nguồn: World-grain.com).

 

Công ty Origin đã bắt đầu nghiên cứu các sản phẩm ngô chỉnh sửa gen từ năm 2017 và đã phát triển được rất nhiều tính trạng mong muốn. Thêm vào đó, các sản phẩm ngô  BĐG với tính trạng kháng sâu và thuốc trừ cỏ của công ty này cũng đang trong quá trình phê duyệt. Tất cả các tính trạng mới này sẽ được tích hợp và các giống ngô hiện có, từ đó giúp gia tăng năng suất.

Bước tiến ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen trên thế giới

Lúa gạo, ngô và lúa mỳ là 3 loại cây lương thực chính đóng góp tới gần 60% nhu cầu năng lượng của dân số trên thế giới. Do đó tối ưu hoá năng suất và chất lượng dinh dưỡng của các loại cây trồng này đúng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết an ninh lương thực toàn cầu. Và đây cũng là trọng tâm nghiên cứu trong lĩnh vực chỉnh sửa gen.

Nghiên cứu được tiến hành bởi các chuyên gia tại Trung Quốc, xuất bản trên tạp chí khoa học “Science” vào tháng 3 năm nay đã chỉ ra công nghệ chỉnh sửa gen ứng dụng trên ngô và lúa có thể giúp tăng năng suất tương ứng lên 10 và 8%. Một số cây chỉnh sửa gen kháng bệnh cũng đã được giới thiệu, có thể kể đến là gạo Basmati có khả năng kháng lại bệnh bạc lá do vi khuẩn. Công nghệ chỉnh sửa gen cũng giúp tăng hiệu quả bảo quản cho cây trồng, giúp chúng chuyển nâu chậm hơn và từ đó giảm lãng phí thực phẩm. Vào năm 2016, sản phẩm nấm trắng chống nâu hoá đã trở thành sản phẩm chỉnh sửa gen đầu tiên sử dụng kỹ thuật CRISPR đã được phê duyệt tại Hoa Kỳ. Ngoài ra, chỉnh sửa gen cũng giúp cải thiên chất lượng dinh dưỡng và hương vị cho cây trồng, ví dụ như lúa mỳ giảm hàm lượng gluten hay cà chua GABA tại Nhật Bản.

Hiện nay, Hoa Kỳ, các nước Nam Mỹ và một số nước tại Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines… đã đưa ra các quy định cho việc thử nghiệm và thương mại cây trồng chỉnh sửa gen – những hướng dẫn về đánh giá và phê duyệt đều dựa trên căn cứ khoa học, đơn giản và rút gọn. Tại châu Âu, Vương quốc Anh hiện đang có những bước tiến cởi mở hơn trong việc xem xét quy trình phê duyệt cây trồng chỉnh sửa gen để sớm đưa công nghệ này vào ứng dụng thực tiễn./.

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

  • Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng gò đồi

    Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng gò đồi

    Phát huy lợi thế diện tích đất đai vùng gò đồi màu mỡ, nhiều địa phương ở Thừa Thiên - Huế đã thực hiện những giải pháp “căn cơ” đẩy mạnh mạnh sản xuất cây trồng, vật nuôi, nhằm giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Top