Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 25 tháng 8 năm 2019 | 9:42

Hà Nội sẽ cử cán bộ học tập kinh nghiệm về VSATTP tại Đức

Trong buổi tiếp ông Han Joachim Fuchtel, Quốc vụ khanh Bộ Dinh Dưỡng, Nghị sỹ Quốc hội Liên bang Đức, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý đề xuất cử cán bộ đăng ký tham dự các khóa học về VSATTP thông qua ĐSQ để học tập kinh nghiệm.

Theo Quốc vụ khanh Han Joachim Fuchtel, VSATTP – vấn đề được nhiều thành phố quan tâm, đặc biệt ở thành phố có số dân gần 10 triệu người như Hà Nội, nước Đức có nhiều học viện nghiên cứu cũng như mở các khóa đào tạo liên quan.
 
duc-ha-noi.jpg
Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Ngô Văn Quý tiếp ông Han Joachim Fuchtel.
Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý khẳng định, Hà Nội rất quan tâm vấn đề VSATTP, thời gian qua thường xuyên tăng cường tập huấn, tuyên truyền, kiểm soát chất lượng vật tư sản xuất thực phẩm cho người dân.
 
Được biết, công nghệ chế biến là thế mạnh của CHLB Đức, Phó Chủ tịch UBND TP khẳng định mong muốn trao đổi công nghệ trong lĩnh vực này, đồng thời kỳ vọng ngài Quốc vụ khanh sẽ làm cầu nối để hai bên tăng cường đầu tư thương mại trong thời gian tới.
 
Đức là một trong những quốc gia trên thế giới có công nghệ chế biến thực phẩm hiện đại và tiến tiến, hiện nay trên thị trường của Việt Nam cũng đã có những sản phẩm thực phẩm được chế biến từ Đức đang được người tiêu dùng lựa chọn như súc xích Đức..Việc Thủ đô Hà Nội đưa cán bộ sang Đức để học tập kinh nghiệm về VSATTP sẽ giuớ cho công tác quản lysm, kiểm tra, giám sát về vấn đề này được tốt hơn và sức khỏe của người dân sẽ được bảo đảm hơn.
 
 
Sẽ siết chặt kinh doanh thức ăn đường phố
 
Hà Nội sẽ siết chặt kinh doanh thức ăn đường phố để đạt được mục tiêu 100% số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố quản lý được kiểm tra, giám sát theo quy định.
 
Theo báo cáo của Sở Công Thương TP. Hà Nội, toàn thành phố hiện có 454 chợ, trong đó, có 2 chợ đầu mối. Thời gian qua, Sở thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các đơn vị quản lý chợ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện xác nhận kiến thức VSATTP đối với các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ theo quy định.
vi-pham-kinh-doanh-thuc-an-duong-pho-se-bi-phat-nang.jpg
Hà Nội sẽ siết chặt thức ăn đường phố.
Thành phố đang quản lý 6 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghiệp, 23 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp, 937 điểm giết mổ nhỏ, lẻ thủ công. Kiểm tra 9.485 lượt cơ sở, xử lý 704 trường hợp vi phạm; buộc phải tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm ATTP, lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi.
 
Để công tác quản lý và kiểm soát dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố được tăng cường bằng việc tiếp tục triển khai ATTP tại 30 tuyến phố văn minh và nhân rộng thêm 30 tuyến phố văn minh trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã… Cùng với đó, Sở Y tế đặt mục tiêu Kế hoạch về công tác ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn TP.Hà Nội năm 2019: 100% các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn triển khai công tác bảo đảm ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố.
 
Theo kế hoạch, 99% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố diện không có giấy đăng ký kinh doanh cam kết ATTP và trên 85% cơ sở dịch vụ ăn uống có giấy đăng ký kinh doanh được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố quản lý được kiểm tra, giám sát theo quy định; trên 98% các cơ sở được kiểm tra thực hiện xét nghiệm nhanh ATTP.
 
Duy trì ATTP 60 tuyến phố văn minh, các tiêu chí về ATTP tại 60 tuyến phố văn minh đạt trên 87%. Mỗi quận, huyện, thị xã có 2 tuyến phố văn minh ATTP. Tiếp tục duy trì mô hình cải thiện ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống tại 198 phường, thị trấn.
 
Triển khai mô hình thức ăn đường phố tại phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và tuyến phố Núi Trúc (quận Ba Đình); tuyến phố tập trung dịch vụ ăn uống Quán Thánh (quận Ba Đình) và các tiêu chí về ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đạt trên 87%. Duy trì 8 tuyến phố ATTP có kiểm soát tại 8 quận, huyện và nhân rộng thêm 6 tuyến phố mới tại 6 quận; các tiêu chí về ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại tuyến phố đạt trên 88%.
 
 
Cần kiểm tra, kiểm soát các loại bánh Trung thu trôi nổi
 
Mới đây, Phòng Cảnh sát môi trường CATP Hà Nội đã phối hợp Cục quản lý thị trường Hà Nội tiến hành kiểm tra điểm tập kết hàng hoá tại ngõ 93/47 Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội, phát hiện 4.440 bánh Trung thu do nước ngoài sản xuất, không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đây là loại bánh Trung thu “trứng chảy” đang gây sốt trên thị trường, nhưng không đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và an toàn vệ sinh thực phẩm.
 
4207_ynh_2.jpg
Các loại bánh Trung thu không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan.
Trước đó, tối ngày 14/8, khi kiểm tra kho hàng tại ngách 64 ngõ 99 Định Công Hạ, Định Công, Hoàng Mai, lực lượng chức năng đã thu giữ 3.300 bánh Trung thu nhập lậu. Được biết loại bánh này được nhập lậu từ Trung Quốc đi theo đường tiểu ngạch ở Lào Cai, giá nhập chỉ rẻ bằng 1/3 giá rao bán trên thị trường.
 
Ngay từ đầu tháng 7 âm lịch, các doanh nghiệp sản xuất bánh Trung thu truyền thống đã bắt đầu chiến dịch đưa sản phẩm của mình ra thị trường,  bên cạnh đó có nhiều loại bánh xuất xứ từ Trung quốc đã được rao bán trên mạng. Các loại bánh Trung thu này đều không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ và được nhập lậu, giá bán rất rẻ nên thu hút người tiêu dùng.
 
Tuy nhiên, chất lượng của các loại bánh này ra sao? Bánh có bảo đảm  VSATTP hay không  thì chỉ có “trời” mới biết. Vì vậy, các lực lượng chức năng đã ra quân kiểm tra, kiểm soát và thu giữ với số lượng lớn bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ này.
 
Để mùa Trung thu an toàn và bình yên, đề nghị các đơn vị chức năng cần tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát quyết liệt hơn nữa.
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top