Ngoài việc chữa bệnh bằng thuốc Nam, ông Lý VănThủy còn được mệnh danh là “Hải Thượng Lãn Ông” của núi rừng Tam Đảo, vì ông hay lên núi sưu tầm cây thuốc quý để bảo tồn.
Là Lương y của dân tộc Sán Dìu, thôn Đồng Quạ, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), ông Lý Thủy luôn được bà con gọi là “Hải Thượng Lãn Ông” của núi rừng Tam Đảo, vì ngoài việc bốc thuốc chữa bệnh, ông còn lên núi tìm tòi cây thuốc quý, để chữa bệnh cho người dân và bảo tồn trong vườn nhà tránh bị tuyệt chủng.
Ông Lý Văn Thủy đang chăm sóc những cây hoa nắng.
Đó là những cây như: 7 lá 1 hoa cây, được xem tốt ngang cây sâm ngọc linh, đặc trị chữa rắn độc cắn và nhiều loại bệnh nan y khác ông Thủy tìm được 15 – 20 cây trên núi Tam Đảo và trồng ở vườn nhà, cách đây 20 năm. Tuy nhiên, do khí hậu trên núi tốt hơn, nên cây chỉ sống được trong mùa xuân, sang mùa hè chết dần, đến nay chỉ còn duy nhất 1 cây. Những lúc rỗi, ông thường lên núi Tam Đảo, song, tuyệt nhiên không thấy cây này nữa, nó gần như đã tuyệt chủng.
Những năm sau, ông còn tìm được 2 cây tai trâu, chữa tai biến mạch máu não, 1 cây 10 tuổi (đã bắt đầu hái lá để chữa bệnh); 1 cây 6 tuổi. Hoặc cây sổ, chữa bệnh trĩ, ông cũng tìm được cách đây 10 - 15 năm, nay cũng chỉ còn 1 cây.
Đặc biệt, trong “bộ sưu tập” của ông Thủy còn có cây khôi, chữa bệnh dạ dày, loại bệnh này, bà con ngày càng đến cắt thuốc nhiều hơn; song, trong vườn nhà ông chỉ còn 1 cây (lấy từ Tam Đảo cách đây 10- 12 năm). Từ bấy đến nay, năm nào ông cũng lên núi Tam Đảo, song, tuyệt nhiên không thấy những cây thuốc quý đã kể trên.
“Tất cả những cây thuốc Nam quý hiếm này, gần như đã tuyệt chủng, và rất khó sống trong vườn nhà. Chỉ còn cây hoa nắng, tôi sưu tầm được cách đây 20 năm, dùng chữa u tiền liệt tuyến ở nam giới là còn khá nhiều. Hầu như năm nào tôi cũng lên núi tìm cây thuốc quý, song, gần như phải về không”- ông Thủy chia sẻ.
Được biết, ông Thủy đã dùng toàn bộ diện tích đất đồi rừng trên 5ha của gia đình để trồng và bảo tồn cây thuốc Nam, do nhiều loại cây thuốc quý, chỉ có ở núi rừng Tam Đảo gần như đã tuyệt chủng, vì không được bảo tồn. Mặt khác, một số bị người dân đào bán cho thương lái Trung Quốc từ hàng chục năm trước nên đã cạn kiệt.
Mặt khác, đây cũng là vườn thuốc Nam có một không hai và lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, khu vườn của ông, đã được Viện Dược liệu Trung ương về thăm, và hỗ trợ lưới để che phủ cho cây mới trồng. Ngoài ra, Sở Y tế Vĩnh Phúc, Phòng Nông nghiệp huyện Tam Đảo cũng đã hứa, sẽ hỗ trợ kinh phí để ông bảo tồn khu vườn quý hiếm, có giá tiền tỷ này.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.