Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2019 | 15:58

Hồi ức ngày 30/4 của Trung tướng Phạm Xuân Thệ

“Các ông là kẻ thất bại, đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả!”.

Câu nói chắc nịch của Trung tướng Phạm Xuân Thệ (khi đó mang quân hàm Đại úy, Trung đoàn phó, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2) đã khiến Tổng thống Dương Văn Minh bối rối.

 

pham-xuan-the.jpg
pham-xuan-the.jpg

 

Mặc dù trải qua biết bao “trận mạc”, thăng trầm của cuộc đời cũng như trong con đường binh nghiệp và khi nghỉ hưu, ông lựa cho mình một cuộc sống sum vầy cùng gia đình và con cháu. Trung tướng Phạm Xuân Thệ - người dẫn độ Tổng thống cuối cùng của Chế độ Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh, từ Dinh Độc lập tới Đài phát thanh Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện - mỗi lần trò chuyện về những ngày cuối tháng 4/1975 lịch sử, ông luôn có một cảm xúc khó tả.

Đó là hồi ức của Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nguyên Tư lệnh Quân khu 1, khi trò chuyện với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn.

Ngày 30/4/1975 là kết quả của chiến dịch Mùa xuân năm 1975 với chiến thắng oanh liệt trước sự quyết tâm, ý chí chiến đấu sắt đá cùng sự đồng lòng của quân và dân ta. Trung tướng có thể kể lại những giây phút lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đầy anh hùng của quân đội ta?

Đêm trước ngày 30/4 lịch sử, chúng tôi đang chiến đấu tại một căn cứ cách Sài Gòn khoảng 40km. Lúc này được Ban Chỉ huy trung đoàn và Bộ Tư lệnh Sư đoàn (lúc đó Sư đoàn gọi là Bộ Tư lệnh) giao nhiệm vụ cho đi đầu đội hình để chỉ huy lực lượng của Trung đoàn 66, đi cùng Lữ đoàn xe tăng tiến về Sài Gòn. Mục tiêu là vào nội đô thành phố Sài Gòn để chiếm giữ Dinh độc lập, Đài phát thanh, Bộ tư lệnh Hải quân.

Bản thân mình lúc đó cũng không biết nội các của chính quyền Sài Gòn còn ở trong Dinh Độc lập? Mục đích là địch ở trong đó nếu chống cự thì triển khai đội hình chiến đấu, họ không chống cự thì vào chiếm lại và cắm cờ lên nóc dinh.

Về diễn biến trận đánh, từ cầu Thị Nghè về đến Dinh Độc lập, ở đường nhân dân chưa có ai ra, chỉ có xe của quân Giải phóng ầm ầm đi vào. Khi chiếc xe tăng đầu tiên mở được cánh cổng ra, trong khoảnh khắc khoảng 10 - 15 phút, tất cả các loại xe cộ cũng như nhân dân, bộ đội, chiến sĩ của chúng ta ào vào.

Lúc tôi bước xuống khỏi xe Jeep, các nhà báo ở đó rất đông, họ chỉ cho chúng tôi lên trên chỗ nội các chính quyền Sài Gòn đang chờ. Gặp nội các địch với tư thế sẵn sàng chiến đấu, người đầu tiên tôi gặp là ông Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh. Ông này cho biết, toàn bộ nội các chính quyền của ông Minh đang trong phòng họp, “mời cấp chỉ huy vào làm việc”.

Lúc này tôi mới biết là nội các địch còn ở đây, tâm trạng bất ngờ, cũng thoáng chút lo lắng. Trong phòng họp rất rộng đó có khoảng 40 - 50 người ngồi. Tổng thống Dương Văn Minh bước ra và nói: “Chúng tôi biết quân Giải phóng tiến công vào nội đô, đang chờ quân Giải phóng vào bàn giao”.

Lúc này thì tôi không nghĩ đến chuyện bàn giao như thế nào, chỉ nói là: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả”.

 

t3.JPG

Đại úy Phạm Xuân Thệ (ngoài cùng bìa phải) cùng đồng đội đưa Tổng thống Dương Văn Minh đến Đài phát thanh.

 

Trong khi đó, ở phía bên ngoài, tiếng súng nổ rất dữ dội, nhưng thực tế đó là âm thanh mừng chiến thắng của nhân dân và chiến sĩ. Khi được yêu cầu ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng, Dương Văn Minh lo sợ vì ở ngoài đường phố vẫn đang tiếp tục chiến đấu, tiếng súng đạn vẫn đang nổ đùng đùng, ra không đảm bảo an toàn.

Tuy nhiên, khi được chúng tôi đảm bảo an toàn, chính Dương Văn Minh là người chỉ đường dẫn tới đài phát thanh. Tại đó, chúng tôi đã ngồi thảo bản tuyên bố đầu hàng. Quá trình thảo, đọc và ghi âm lại bản thảo diễn ra khoảng 40 - 50 phút.

Trong quá trình ghi âm lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh, máy ghi âm của chúng ta (thu được trong một trận chiến ở Đà Nẵng) bị hỏng do rối băng nên phải nhờ một máy ghi âm của một nhà báo nước ngoài có mặt tại thời điểm đó để ghi.

Sau khi lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện được phát đi và đại diện quân Giải phóng của chúng ta đọc lời chấp nhận lời đầu hàng, chúng tôi tiếp tục đưa Dương Văn Minh về Dinh Độc lập để chờ cấp trên vào bàn giao.

Có một tình tiết khiến tôi nhớ mãi và lúc đó vô cùng hoảng sợ. Đó là khi một cán bộ cấp cao của quân đội ta vào Dinh Độc lập thì không thấy Dương Văn Minh đâu nên rất lo lắng, sau khi biết tôi đưa ông Minh đi tuyên bố đầu hàng, vị cán bộ đã mắng tôi rất gay gắt và nói tôi vi phạm vì đã tự ý dẫn Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đi. Suốt cả đêm hôm đó, tôi đã trằn trọc, lo lắng vì nghĩ đã làm sai điều gì.

Bản thảo văn kiện đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc Trung tướng viết trong hoàn cảnh nào? Thời điểm đó Trung tướng nghĩ gì nếu Dương Văn Minh không đọc bản thảo đầu hàng vô điều kiện?

 Thực ra về bản thảo này thì hơn 40 năm qua vẫn còn chưa ngã ngũ. Bản thảo này tôi là người chắp bút, anh em thì mỗi người thêm một câu để hoàn thiện, xong viết lại rồi đưa cho Dương Văn Minh đọc.

Chữ tôi viết thì Dương Văn Minh không đọc được nên anh em viết lại một bản khác. Hai bản thảo đó tôi đút ở túi áo ngực và bị thất lạc sau này. Chính trong một bức ảnh chụp thời điểm đó có ghi lại được hình ảnh tôi cầm tờ bản thảo này.

Tại đài phát thanh lúc đó, Trung tá Bùi Tùng (Chính ủy Lữ đoàn 203) mới đến, lúc thấy chúng tôi đang soạn bản thảo thì ông có hỏi tôi là ai. Tôi trả lời và cho biết anh em đang soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, “anh cùng chúng tôi tiếp tục hoàn thiện bản thảo này để đưa cho Dương Văn Minh”.

Thế là mỗi người một khâu, hoàn thiện xong thì chính ông Bùi Tùng là người thay mặt quân Giải phóng đọc lời chấp nhận tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Bản thảo chính được viết vào tờ giấy pelure, màu xanh xanh.

Về việc Dương Văn Minh không đọc bản thảo đầu hàng vô điều kiện là điều không thể xảy ra, vì toàn bộ nội các của chế độ Việt Nam Cộng hòa đã ngồi trong Dinh Độc lập với tâm lý sẵn sàng đầu hàng khi quân Giải phóng tiến vào.

Hàng năm, cứ đến ngày 30/4, với cá nhân Trung tướng, những ký ức của ngày lịch sử đọng lại trong ông với cảm xúc như thế nào?

Bản thân tôi tham gia cuộc chiến và may mắn được chứng kiến thời khắc lịch sử thì rất xúc động.

Vui là mình may mắn sống sót, nhưng những ngày này nhớ các đồng chí, đồng đội rất nhiều. Số anh em hy sinh, gia đình thiệt thòi, anh em thiệt thòi. Số hài cốt liệt sĩ còn hơn 300 nghìn người chưa tìm được. Người tìm được hài cốt vào nghĩa trang thì trên 200 nghìn người chưa biết danh tính. Điều này khiến tôi vẫn đau đáu đến tận bây giờ.

Với thế hệ thanh niên Việt Nam hôm nay và mai sau, Trung tướng có gửi gắm, nhắn nhủ gì?

Thế hệ thanh niên bây giờ, hiện tại, sau này và những người công dân của đất nước Việt Nam này, đã được thừa hưởng một nền độc lập, tự do là thành quả của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược.

Để giữ mãi một sức mạnh tổng hợp, thế hệ thanh niên cần làm 3 việc: Một là, kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước, giữ nước của các thế hệ cha ông và vận dụng vào cuộc sống hiện nay. Hai là, tiếp tục học tập, trau dồi phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam, kiến thức về khoa học. Ba là, trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ và những điều tốt đẹp của các thế hệ ông cha, của lịch sử dân tộc. Kết hợp được 3 yếu tố này thì dân tộc chúng ta, đất nước của chúng ta sẽ trường tồn vững mạnh.

Xin cảm ơn Trung tướng!

 

 

Hữu Thắng (Thực hiện)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top