UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) vừa tổ chức lễ ra khơi đánh bắt hải sản đầu năm Mậu Tuất 2018.
Sáng 27/2, tại cảng An Hòa (Tam Giang, Núi Thành), UBND huyện Núi Thành tổ chức lễ ra khơi đánh bắt hải sản đầu năm Mậu Tuất 2018.
Lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm ở huyện Núi Thành thường xuyên tổ chức, đây là hoạt động mang đậm nét văn hóa của ngư dân vùng biển, cầu mong trong mới mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang.
Nhiều tàu vỏ thép, vỏ gỗ ở các xã Tam Giang, Tam Quang, Tam Hải,… thuộc huyện Núi Thành đã trang trí, băng rồn khẩu hiệu như “Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa là của Việt nam”, cùng với hàng trăm ngư dân ở huyện Núi Thành đã có mặt tại cảng cá An Hòa tham gia lễ ra quân đánh bắt hải sản đầu năm mới Mậu Tuất 2018.
Sau phần lễ, là phần hội được diễn ra sôi nổi với những tiết mục truyền thống của người dân miền biển như: các tiết mục văn nghệ và hát bả trạo.
Ngư dân Huỳnh Văn Khôi (54 tuổi), trú xã Tam Giang, chủ tàu cá QNg 91829TS, hành nghề câu mực cho biết: “Việc tàu tôi và các tàu ngư dân khác ở địa phương tham gia lễ ra quân đầu năm mới, là cầu mong trong năm mới mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng, đánh trúng nhiều mẻ tôm cá”.
Các tàu vỏ thép ngư dân huyện Núi Thành vươn khơi, bảm biển.
Theo ông Khôi, tàu ông có 13 thuyền viên và đã chuẩn bị đầy đủ các lương thực, nhu yếu phẩm chuẩn bị vươn khơi đánh bắt hải sản ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, qua đó, góp một phần trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Núi Thành cho biết: “Việc tổ chức lễ ra quân đánh bắt hải sản năm 2018, mong muốn ngư dân địa phương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn để vươn khơi bám biển. Đồng đời, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Hiện nay, toàn huyện Núi Thành đã đóng mới được 43 chiếc gồm 24 tàu vỏ thép, 19 tàu vỏ gỗ, 39 tàu khai thác khác và 4 tàu dịch vụ hầu cần. Đến nay, đã đưa vào hoạt động được 42 chiếc”.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nước trên sông Hương và sông Bồ lên nhanh có thể vượt báo động 3, toàn bộ học sinh tỉnh Thừa Thiên - Huế được nghỉ học ngày 25/11 để đảm bảo an toàn.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.