Người dân Hà Tĩnh gửi tâm tình vào tâm dịch miền Nam
Hướng về miền Nam ruột thịt, những ngày qua, Nhân dân ở tất cả các địa phương Hà Tĩnh đã chung tay quyên góp nhu yếu phẩm ủng hộ bà con đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 ở các tỉnh phía Nam.
Hướng về miền Nam ruột thịt, những ngày qua, Nhân dân ở tất cả các địa phương Hà Tĩnh đã chung tay quyên góp nhu yếu phẩm ủng hộ bà con đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Từng quả cà, trái ớt, quả bí, mớ rau, đến những chai nước mắm, hộp ruốc sả và cả những hạt gạo còn thơm mùi lúa mới... đang được người dân Hà Tĩnh gói ghém cẩn thận “tiếp tế” cho các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh.
Với phương châm “ai có gì góp nấy”, người nông dân chủ yếu ủng hộ các nông sản như: gạo, chuối, măng, bầu, bí, gạo, lạc, trứng, cá khô…
Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nguyễn Thị Mai Thủy, trong đợt này, ngoài ủng hộ tiền mặt, hội viên nông dân toàn tỉnh đã quyên góp khoảng 110 tấn gạo, hơn 100 tấn rau, củ, quả và một số nhu yếu phẩm, tương đương hơn 2 tỷ đồng.
Từ các cơ quan, đơn vị, các cấp hội, nhóm thiện nguyện đến nhiều người dân mang theo các loại nhu yếu phẩm như: củ quả, mỳ tôm, cá khô, gạo,... đến hội trường các thôn, tổ dân phố để ủng hộ Nhân dân các tỉnh phía Nam.
Hy vọng qua những hỗ trợ bước đầu sẽ tiếp thêm sức mạnh, nguồn động lực cùng đồng bào sớm vượt qua đại dịch.
HTX thu mua chế biến nước mắm Bà Lý, Kỳ Khang (Kỳ Anh) trao tặng các nhu yếu phẩm.
“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, tất cả các đoàn viên công đoàn, mọi tầng lớp nhân dân đều hưởng ứng tích cực.
Không chỉ quyên góp thực phẩm, các tổ chức, Hội Nông dân Hà Tĩnh còn chế biến nông sản thành các món ăn sẵn, có thể dự trữ dài ngày gửi đồng bào miền Nam chống dịch Covid-19.
Ông Trần Nhật Tân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh cho biết: "Trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày một phức tạp tại TP. Hồ Chí Minh, hướng về đồng bào miền Nam, thông qua Ủy ban MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị xã hội, Nhân dân Hà Tĩnh đã tích cực quyên góp, ủng hộ các nhu yếu phẩm cần thiết để hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với người dân vùng tâm dịch.
Đến nay, qua tổng hợp của Ủy ban MTTQ tỉnh, tổng số lượng hàng hóa mà Nhân dân Hà Tĩnh quyên góp ủng hộ người dân TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam là gần 1.000 tấn. Với tinh thần, trách nhiệm và nghĩa cử “tương thân, tương ái”, cán bộ, đảng viên và Nhân dân Hà Tĩnh mong muốn góp một phần nhỏ hỗ trợ người dân các tỉnh phía Nam vượt qua khó khăn trong đại dịch. Hiện chúng tôi cũng đã xây dựng kế hoạch tiếp tục quên góp trong các đợt tiếp theo".
Được biết, toàn bộ hàng hóa khi đến TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam sẽ được bàn giao cho Ủy ban MTTQ các địa phương để phân phát kịp thời cho bà con đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Toàn bộ chi phí vận chuyển của 25 chuyến hàng đều được Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn hỗ trợ.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1473 về xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 16, cho 6 di tích trong toàn quốc, trong đó có Di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Về kinh phí thực hiện, Quốc hội quyết nghị tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu là 122.250 tỷ đồng.
Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết, qua rà soát, Sóc Trăng có 7.052 căn nhà tạm, nhà dột nát cần được sửa chữa, xây mới. Trong đó, đối tượng người có công, gia đình chính sách 1.071 căn; hộ nghèo, cận nghèo 5.502 căn nhà và hộ dân tộc thiểu số 479 căn nhà.
Tối 25/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tính đến chiều cùng ngày, toàn tỉnh đã di dời 174 hộ với 507 khẩu sinh sống ở vùng nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.