Người dân Hương Trà (Hương Khê – Hà Tĩnh) đang “căng mình” với nhiều giải pháp chống hạn cứu cây chè trước thời tiết cực đoan...
Nắng nóng kéo dài ở Hà Tĩnh, sáng trời chưa tỏ mặt người nhưng ánh nắng chói chang đã rọi thẳng vào nhà dân. Từ TP. Hà Tĩnh chúng tôi mất hơn 1 giờ đồng, luồn lách qua nhiều km đường đất lổm nhổm ổ trâu, ổ gà mới đến được vùng chè thuộc xã Hương Trà (Hương Khê – Hà Tĩnh).
Chị Nguyễn Thị Định, thôn Tiền Phong, xã Hương Trà buồn bã nói: “Nhà có hơn 4.000 mét vuông, với khoảng 5.000 gốc chè sắp thu hoạch. Gia đình đã nỗ lực bằng các giải pháp chống hạn như mua máy phát điện, máy bơm, lắp đặt thêm đường ống dẫn nước hệ thống tưới tập trung vào thời điểm chiều và đêm nhưng do nắng nóng kéo dài, nguồn nước cũng đã cạn khiến nhiều gốc chè bị cháy khô khó có thể hồi phục”.
Ở xã Hương Trà, chè là cây trồng chủ lực, giúp người dân có thu nhập ổn định. Địa phương này có diện tích trồng chè lớn nhất huyện miền núi Hương Khê, với 170 ha. Nhiều năm qua, toàn bộ lượng chè của người dân xã này hái về đều nhập cho Xí nghiệp chè 20/4. Trung bình mỗi ha chè người dân thu về 80-170 triệu đồng/vụ. Tuy nhiên, nắng nóng kéo dài suốt hơn 1 tháng qua khiến cây chè “khát nước” trầm trọng, hiện có khoảng hơn 6 ha chè chết cháy không thể hồi phục.
Ông Phan Thế Hòa, Chủ tịch UBND xã Hương Trà cho biết: "Mỗi vụ chè của người dân diễn ra trong vòng 8 tháng. Tính sơ bộ, mỗi tháng 1 hộ dân thu về gần 2 tấn chè búp tươi, bán ra với giá 7 triệu đồng/tấn. Đây là thời điểm vụ chè đang vào mùa thu hoạch nhưng lại gặp phải nắng nóng kéo dài, thất thu đối với người dân là rất lớn. Nếu tình hình nắng nóng như thời điểm này kéo dài khoảng 1 tuần nữa thì khả năng diện tích chè còn bị chết cháy nhiều".
“Mặc dù chính quyền đã có nhiều giải pháp đồng bộ giúp người dân chống như đào ao, ngăn đập, mua sắm máy bơm nước, nhưng hiện các hồ đập trên địa bàn chỉ còn đáp ứng đủ tưới cho khoảng 50% diện tích trồng chè, số còn lại, chỉ biết cầu trời có mưa mới có thể cứu phần nào diện tích chè đang chết dần vì nắng nóng. Xã đã đề xuất các cấp, ngành xem xét hỗ trợ trước mắt việc nạo vét, cải tạo lòng hồ tại thôn Tân Trà, hướng chính sách hỗ trợ phát triển cây chè sang hạng mục đầu tư hệ thống bơm tưới nhằm đảm bảo được sự phát triển bền vững cho cây trồng chủ lực của địa phương", ông Phan Thế Hòa đề xuất.
Ông Trần Văn Hòa, Phó Giám đốc xí nghiệp chè 20/4 trăn trở, tùy vào đặc điểm và khả năng kinh tế của từng gia đình mà xí nghiệp đã tư vấn cho bà con về công tác chống hạn, bơm nước từ các khe suối, hồ đập hoặc bằng cách khoan giếng tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài, cần đầu tư hệ thống tưới bằng béc phun sương tự động, vừa đảm bảo không tốn công lao động, tưới được đều, đặc biệt là tiết kiệm nước.
"Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế hiện tại, hầu như các hộ trồng chè chưa đủ kinh phí để lắp thiết bị tưới nước tự động. Trong khi hệ thống thủy lợi, hồ chứa nước, đập Khe Gát (nơi cung cấp nước tưới tiêu cho diện tích chè ở đây) đã bị xuống cấp, lòng hồ của xã đã bị bồi lắng, cần nạo vét để khơi thông dòng chảy", ông Hòa nói thêm.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1473 về xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 16, cho 6 di tích trong toàn quốc, trong đó có Di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Về kinh phí thực hiện, Quốc hội quyết nghị tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu là 122.250 tỷ đồng.
Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết, qua rà soát, Sóc Trăng có 7.052 căn nhà tạm, nhà dột nát cần được sửa chữa, xây mới. Trong đó, đối tượng người có công, gia đình chính sách 1.071 căn; hộ nghèo, cận nghèo 5.502 căn nhà và hộ dân tộc thiểu số 479 căn nhà.
Tối 25/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tính đến chiều cùng ngày, toàn tỉnh đã di dời 174 hộ với 507 khẩu sinh sống ở vùng nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.