Nhật Bản tuyên bố sẽ thúc đẩy để đưa Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP đi vào hiệu lực trong năm tới.
Lễ ký Hiệp định đã diễn ra tại Chi lê hôm 8/3 với bộ trưởng của 11 nước thành viên tham gia.
Hiệp định CPTPP có 11 thành viên
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi có ít nhất 6 nước thành viên hoàn thành các thủ tục trong nước như được quốc hội thông qua.
Các bộ trưởng dự lễ kí hôm 8/3 đã nhất trí đẩy nhanh các thủ tục trong nước để hiệp định sớm có hiệu lực.
Nhật Bản muốn đóng vai trò trung tâm trong việc đưa hiệp định đa phương này đi vào hiệu lực và hi vọng sẽ hoàn tất các thủ tục trong nước với sự thông qua của Quốc hội cũng như hỗ trợ cho các quốc gia thành viên khác.
Nhật Bản cũng hi vọng sẽ đóng vai trò chính trong việc kết nạp các thành viên mới thông qua việc cung cấp thông tin cho các nước quan tâm đến hiệp định.
Mỹ đã rút khỏi phiên bản trước đó của Hiệp định Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP là TPP, sau khi Tổng thống Mỹ Đônan Trăm lên nắm quyền vào đầu năm ngoái./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.