Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 13 tháng 3 năm 2016 | 12:25

Những điều thú vị tại lễ hội đua voi 2016

Tối 12/3, tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk), Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2016 đã được khai mạc. Đây là hoạt động được tổ chức 2 năm một lần để góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đắk Lắk phối hợp cùng UBND huyện Buôn Đôn tổ chức.

>> Không tổ chức nghi lễ đâm trâu trong Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2016

Văn nghệ khai mạc lễ hội

Tại lễ khai mạc, có sự góp mặt của 23 đơn vị, cơ quan, đoàn thể và 18 chú voi trước sự háo hức chào đón của hàng nghìn người dân địa phương, khách du lịch trong và ngoài nước. Nhằm đáp lại sự nhiệt thành của mọi người xem những chú voi gây sự chú ý với màn diễu hành nhảy lắc lư theo nhịp chiêng ngân vang. Chị Phạm Hương (35 tuổi - một khách du lịch đến từ Hà Nội), cho hay: “Đây là lần đầu tiên tôi đến Đắk Lắk du lịch, điều tôi ấn tượng nhất khi đến với lễ hội văn hóa các dân tộc ở Buôn Đôn là những chú voi rất hiền. Và đặc biệt đồng bào các dân tộc tại đây cũng rất thân thiện".

Giao lưu nhảy theo nhịp xoang.

Trong buỗi lễ khai mạc, nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc được trình diễn từ chính anh em đồng bào các dân tộc bản địa tại Buôn Đôn như Ê Đê, M’Nông, Lào,.. trong các bộ trang phục truyền thống đa sắc màu. Điểm mới của lễ hội năm nay có sự thay đổi so với các năm trước là phần nghi lễ đâm trâu được thay thế bằng nghi thức cúng thần linh (Yàng) thu hút được nhiều sự quan tâm nhất. Chị Thông Bay - một người dân tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn (Đắk Lắk) cho hay “Tất cả các nghi thức của lễ hội năm nay đều diễn ra như mọi năm, riêng chỉ có nghi lễ đâm trâu được thay. Tôi thấy điều này là hợp lý bởi chẳng mấy ai thích chứng kiến cảnh một con vật bị hành hạ như vậy cả".

Phần nghi lễ cúng sức khỏe cho voi.

Khoảng 15 giờ cùng ngày, người dân tại khu du lịch Buôn Đôn đã tổ chức lễ cúng bến nước tại bến Bảy Rong (theo tiếng đồng bào gọi là Bong Bay Rong, trong đó Bong là bến, còn Bay Rong là một khe nước). Đây là một nghi lễ truyền thống được tổ chức hằng năm. Bởi theo quan niệm của người đồng bào Tây Nguyên từ xa xưa, người dân khi lập buôn định canh định cư thường chọn nơi có nước đầu nguồn để phục vụ sinh hoạt. Từ đó, nguồn nước được gia chủ và người dân coi như sự sống không thể thiếu của buôn làng. Hằng năm chủ bến nước sẽ làm lễ cúng để tạ ơn thần nước đã cho gia đình và buôn làng có nguồn nước sạch. Lễ vật cúng gồm: ché rượu cần, heo, gà và các lễ vật khác rồi đọc lời khấn. Chủ tế sẽ mời thần linh xuống cùng chung vui, ăn mừng với buôn làng. Cầu cho thần linh tiếp tục phù hộ chủ bến nước và buôn làng sau này có cuộc sống sum túc, khỏe mạnh.

Già làng thực hiện nghi thức cúng bến nước

Tiếp đó nghi lễ cúng sức khỏe cho voi được thực hiện một cách trang nghiêm dưới sự chứng kiến của khách thập phương. Đây được coi là nghi thức quan trọng nhất trước khi lễ hội chính thức được diễn ra. Lễ cúng sức khỏe voi có ít nhất 3 ché rượu cần và một số lễ vật khác với ý nghĩa lễ hội đua voi sẽ diễn ra tốt đẹp. Bên cạnh đó cũng thể hiện lòng yêu thương, quý trọng của con người dành cho loài vật quý giá gắn bó với cuộc sống của họ là voi.

Trong ngày tiếp theo của “Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn” bao gồm nhiều hoạt động sôi nổi như: hội thi voi đá bóng, voi lội nước,.. hứa hẹn nhiều điều thú vị chờ đón của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến với lễ hội này.

Anh Thi - Thu Sa

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top