Phát hiện Linga-Yoni liền khối thế kỷ IX lớn nhất Việt Nam
Các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam đã phát hiện một đài thờ sa thạch với Linga-Yoni liền khối còn khá nguyên vẹn, lớn nhất tại khu đền tháp Mỹ Sơn cũng như trong điêu khắc Chămpa.
Ngày 28/5, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn cho biết, trong quá trình khai quật và phát lộ tại đền A10, các chuyên gia Ấn Độ và Việt Nam đã phát hiện một đài thờ sa thạch với Linga-Yoni liền khối còn khá nguyên vẹn, có kích thước 2,24m x 1m68. Theo ông Jalihal Ranganath - Trưởng nhóm công tác bảo tồn, đây là một bộ Linga Yoni liền khối lớn nhất tại khu đền tháp Mỹ Sơn cũng như trong điêu khắc Chămpa.
Theo ông Phan Hộ, Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn, với việc phát hiện này, chúng ta đã có một đài thờ hoàn chỉnh thuộc đền A10. Việc phát hiện và phục hồi lại vị trí nguyên gốc cho đài thờ và 04 trụ đá thuộc ngôi đền này đã làm rõ chức năng của ngôi đền là nơi thờ thần Shiva qua biểu tượng Linga-Yoni và đã trả lại không gian thờ tự như xưa.
Việc khai quật và phát lộ tại đền A10 để phục vụ cho công tác trùng tu đã mang lại kết quả lớn. Rất nhiều hiện vật đã được phát hiện, nhất là đài thờ và 04 trụ đá thuộc ngôi đền này. Đặc biệt là đài thờ A10 đã được các chuyên gia nghiên cứu sắp xếp từ hơn 20 mảnh vỡ để trở thành một đài thờ hoàn chỉnh nhất tại di tích Mỹ Sơn. Với Linga-Yoni to lớn, liền khối và chân đài thờ được trang trí hoa văn, vòm cửa và các đạo sư thuộc phong cách Đồng Dương thế kỷ IX, đài thờ mang giá trị rất cao về văn hóa và điêu khắc nghệ thuật.
Ngôi đền A10 được xây dựng vào thế kỷ IX dưới triều vua Indravarman II, vị vua xây dựng phật viện Đồng Dương nổi tiếng vào năm 875 SCN. Cùng với đền B4, đền A10 là một trong hai ngôi đền tiêu biểu mang phong cách Đồng Dương tại thung lũng Mỹ Sơn. Được khai quật vào năm 1903 và 1904, khi đó tường phía Nam giáp với A1 còn khá cao, tuy nhiên sau khi bị lãng quên và chiến tranh tại Việt Nam trong năm 1969 và 1972, công trình này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Từ kết quả khai quật tại di tích Mỹ Sơn của các chuyên gia Pháp (EFEO) trong các năm 1903-1904 cho thấy, hầu hết trong lòng các đền thờ đã bị xáo trộn do các cuộc săn lùng báu vật trước khi các chuyên gia Pháp tiếp cận Mỹ Sơn. Tương tự, đền A10 cũng đã bị xáo trộn trong lòng hố thiêng, sự xáo trộn này đã làm đài thờ A10 sập xuống dưới đáy hố.
Với kỹ thuật hạn chế trong giai đoạn khai quật 1903 không thể nâng Linga-Yoni to lớn này lên khỏi hố thiêng, đồng thời khi tiến hành vệ sinh và khai quật dưới lòng hố các mảnh đá chèn Linga-Yoni rất chặt nên việc nâng những khối đá còn lại của đài thờ dưới lòng hố lên là điều không thể lúc bấy giờ.
Theo nhà nghiên cứu Trần Kỳ Phương, đài thờ đền A10 và A1 ảnh hưởng từ đài thờ Mỹ Sơn E1, nhưng với cách trang trí đơn giản hơn do quá trình thay đổi về kiến trúc đền trong giai đoạn thế kỷ 8 đến nữa sau thế kỷ 9 SCN, từ kiến trúc đền ‘mở’ chuyển sang kiến trúc đền "đóng".
Đây là năm thứ 4 trong chương trình hợp tác bảo tồn giữa Việt Nam và Ấn độ tại Khu đền tháp Mỹ Sơn. Trong năm này, qua gần 05 tháng làm việc miệt mài của các chuyên gia Ấn độ và Việt Nam cùng với 100 công nhân lành nghề, đến nay, đền A10, A11 và A8 và tường bao sắp hoàn thành. Các ngôi đền còn lại thuộc nhóm A sẽ tiếp tục được trùng tu trong năm 2021.
Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức Lễ phát động ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nông dân phải biết “thổi hồn” vào sản phẩm, phải có câu chuyện cho sản phẩm nông sản và làng nghề. Các sản phẩm phải có chứng nhận và phải xây dựng được thương hiệu “made in Ha Noi”.
Sáng 28/11, tại khu Di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô (TX.Đông Hòa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên từ tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết, qua rà soát, Sóc Trăng có 7.052 căn nhà tạm, nhà dột nát cần được sửa chữa, xây mới. Trong đó, đối tượng người có công, gia đình chính sách 1.071 căn; hộ nghèo, cận nghèo 5.502 căn nhà và hộ dân tộc thiểu số 479 căn nhà.