Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 9 năm 2020 | 6:15

Phú Yên: Chạy đôn chạy đáo tìm đất san lấp nền

Theo các nhà thầu thi công công trình hạ tầng ở Phú Yên, thực tế hiện nay, nguồn vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh này khá phong phú.

Song việc thực hiện thủ tục đấu giá quyền khai thác các mỏ khoáng sản còn chậm khiến các đơn vị thi công gặp khó trong việc tìm nguồn đất để san lấp nền.
 
Thực hiện kế hoạch đầu tư công năm nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đang triển khai hàng loạt dự án đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Điển hình như các dự án đường số 14, đường Trường Chinh nối dài, nút giao thông khác mức đường Hùng Vương - quốc lộ 1, nút giao đường dẫn cầu vượt Nguyễn Văn Linh, khu dân cư phố chợ Hòa Vinh, nâng cấp mở rộng quốc lộ 25… Các dự án này cần hàng triệu mét khối đất để san lấp mặt bằng.
 
Tuy nhiên, hiện ở Phú Yên chỉ có một mỏ đất của Công ty Hưng Thịnh trên địa bàn xã Hoà Kiến, TP Tuy Hoà được phép khai thác từ đầu tháng 9/2020, với trữ lượng 40.000 m3/năm. Thế nhưng, giá bán 1m3 đất hiện nay tại mỏ đất của Công ty Hưng Thịnh quá cao, lên đến 105.000 đồng/m3 (đã bao gồm các khoản thuế phí) múc lên phương tiện vận chuyển; trong khi đơn giá chi tiết bao gồm chi phí cấp quyền khai thác, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng, chi phí đền bù, chi phí dự phòng... chỉ hơn 36.000 đồng/m3.
 
Được biết trước đó, UBND tỉnh Phú Yên có Quyết định số 1424/QĐ-UBND ngày 18/8/2020 phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho một công ty xây dựng được tận dụng đất tầng phủ mỏ đá khai thác trong 10 năm hơn 500.000m3, trung bình 50.000 m3/năm. Thế nhưng, cự ly vận chuyển đất từ mỏ của đơn vị này đến các công trình gần 25km làm tăng chi phí, đội vốn dự án gây thất thoát ngân sách Nhà nước… Chưa kể, đơn giá bán hiện nay của công ty này áp dụng là 95.000 đồng/m3, gây nhiều khó khăn cho đơn vị thi công các dự án cần đất san lấp nền trên địa bàn tỉnh.
20200825_094239.jpg

Lợi dụng việc khan hiếm đất, hiện nay Công ty Hưng Thịnh bán 1m3 đất tại mỏ đất quá cao

Đại diện các đơn vị thi công công trình hạ tầng ở Phú Yên cho biết: Hạng mục san nền cần một khối lượng đất rất lớn để hoàn thành. Tuy nhiên, vì nguồn đất đắp ở Phú Yên đang khan hiếm nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nếu mua đất ở địa phương khác chuyển về thì tốn thêm tiền vận chuyển, chi phí tăng cao, đội giá thành dự toán. Còn mua đất ở gần hơn thì đơn vị cung cấp nâng giá bán quá cao so với giá thành đã được UBND phê duyệt nên chúng tôi phải chịu thiệt thòi. Hiện nay, giá tính thuế tài nguyên đối với đất khai thác để san lấp, xây dựng do UBND tỉnh quy định là 60.000 đồng/m3 nhưng trên thực tế, để có đất thi công công trình, chúng tôi phải mua của đơn vị cung cấp với giá 95.000-105.000 đồng/m3. Tương đương với việc, để hoàn thành công trình, tiền mua đất san nền bị đội lên đến hàng tỷ đồng. Điều này rất bất cập.

Theo đại diện một công ty xây dựng ở TP. Tuy Hòa, hiện nay nguồn đất san lấp tại Phú Yên chủ yếu là đất tận thu tại một số các mỏ khai thác đá. Tuy nhiên, nguồn tận thu này về cơ bản không thể đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của tỉnh trong việc phát triển hạ tầng đô thị. “Vấn đề doanh nghiệp bức xúc là hiện tại ở Phú Yên các nguồn vật liệu đất, đá, cát rất phong phú; quy hoạch cho các mỏ đất san lấp đã có từ khá lâu, thế nhưng đến nay, địa phương vẫn chưa hoàn tất các thủ tục đấu giá quyền khai thác các mỏ khoáng sản này để phục vụ nhu cầu triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh là quá chậm. Chưa kể, vì vấn đề này mà xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp độc quyền, tự tăng giá đất san nền làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình”, các đơn vị bức xúc.
 
Việc “sốt” đất sử dụng san lấp các công trình san nền, giao thông thuỷ lợi… không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình, nhất là công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương mà còn làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Chính phủ trong năm nay.
 
Trước tình hình này, nhiều doanh nghiệp đề xuất giải pháp trước mắt tỉnh vận dụng cơ chế sử dụng các nguồn đất tận thu tầng phủ từ các mỏ đá, các nguồn đất dư thừa từ việc cải tạo mặt bằng công trình nhà nước, công trình tư nhân và đất cải tạo từ các hộ cá nhân. Trong hồ sơ đề xuất tận thu, cải tạo đất phải đảm bảo khách quan được các cơ quan chức năng chấp thuận về khối lượng, thời gian… để đảm bảo các thuế, phí theo quy định và hổ trợ ngân sách cho địa phương nếu có. Về mặt lâu dài, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UBND huyện và các sở ban ngành quyết liệt xây dựng đề án xây dựng mở đất, mỏ đá, mỏ cát theo hình thức đấu giá, xã hội hoá…, nhằm tạo đà phát triển kinh tế địa phương mang tính bền vững ổn định về nguồn vật liệu, tránh trường hợp khai thác trái phép. Mặt khác phải quy hoạch nguồn vật liệu theo từng vùng, từng huyện, từng thành phố… để cự ly vận chuyển không quá bán kính 10km.
 
Doanh nghiệp đề nghị UBND chỉ đạo các sở, ban ngành có liên quan kiểm soát đơn giá công bố nguồn vật liệu, đá, đất, cát để tránh làm đội chi phí công trình, làm tăng vốn đầu tư, thất thoát ngân sách nhà nước hàng năm trong điều kiện tỉnh đang còn khó khăn các khoản thu ngân sách.
 
 
 
Tuấn Kiệt
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top