Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết, năm 2017 doanh số của công ty dự kiến sẽ đạt khoảng 51.000 tỷ đồng; trong đó, lợi nhuận 12.000 tỷ đồng và nộp ngân sách khoảng 4.200 tỷ đồng.
Vinamilk hiện đang là 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới xét về doanh thu. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, doanh số và lợi nhuận của Vinamilk tăng lần lượt là gần 12% và 17%.
Vinamilk hiện có 13 nhà máy sản xuất sữa trải dài khắp Việt Nam, bên cạnh đó Công ty này còn đầu tư xây dựng nhà máy sữa Angkor tại Campuchia (Vinamilk sở hữu 100%), Vinamilk nắm 22,8% cổ phần tại nhà máy sữa Miraka (New Zealand), sở hữu 100% cổ phần nhà máy Driftwood (Mỹ) và đầu tư công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu.
Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc... Kim ngạch xuất khẩu của của Vinamilk từ mức xấp xỉ 30 triệu USD vào năm 1998 đã tăng lên gần 260 triệu USD năm 2016.
Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc... Kim ngạch xuất khẩu của của Vinamilk từ mức xấp xỉ 30 triệu USD vào năm 1998 đã tăng lên gần 260 triệu USD năm 2016.
Toàn bộ quá trình sản xuất của nhà máy đều đạt chuẩn GMP và các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe như tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 17025, ISO 14000, tiêu chuẩn 22000 và tiêu chuẩn FSSC 22000, trong đó GMP là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm và được khuyến khích áp dụng cho cả các công ty thực phẩm nói chung.
Vinamilk dự kiến doanh số năm 2017 đạt khoảng 51.000 tỷ đồng
Cũng theo Vinamilk, với mong muốn được chia sẻ khó khăn và giúp trẻ em nơi đây có điều kiện phục hồi thể chất sau đợt thiên tai mới đây, Công ty đã ủng hộ 160.000 hộp sữa với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho trẻ em ba tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An - những nơi chịu thiệt hại lớn trong đợt lũ vừa qua với mong muốn được chia sẻ khó khăn và giúp trẻ em nơi đây có điều kiện phục hồi thể chất sau đợt thiên tai./.
Theo TTXVN
Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Tĩnh đã xây dựng được hệ thống sản phẩm có chất lượng, được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao. OCOP không chỉ giúp nâng cao giá trị, từng bước đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương “từ làng ra phố” mà còn phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân, xây dựng mối liên kết, trở thành nòng cốt thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.