Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 4 năm 2020 | 18:47

Tin ATTP: Tăng cường quản lý ATTP trong tình hình mới

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị 17/CT-TTg yêu cầu tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý vê an toàn vệ sinh thực phẩm đã được các cấp các ngành, chính quyền các địa phương thực hiện rất tốt, nhiều vụ việc vi phạm về kinh doanh, vận chuyển thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm ôi thiu được tiêu thụ trên thị trường đã bị các lực lượng chức năng kiểm tra, bắt giữ và xử lý nghiêm minh.
 
unnamed.jpg
Xử lý nghiêm những trường hợp kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc

 

Bên cạnh đó cũng cần phải có sự đổi mới trong quản lý hành chính, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, có điều kiện phát triển sản xuất. Tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, biểu dương những doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và xử lý những đơn vị vi phạm.
 
Chỉ thị số 17 của Thủ tướng Chính phủ lần này yêu cầu các lực lượng chức năng phải kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm không đúng với chất lượng, kinh doanh thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
 
Tại Chỉ thị này, Thủ tướng cững yêu cầu Bộ Công thương phát triển phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; quản lý chợ an toàn thực phẩm; tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc.
 
Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh đa cấp, thương mại điện tử đối với thực phẩm, chú trọng nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.
 
Thành phố Hồ Chí Minh phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2020
 
Thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, TP HCM phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”.
 
3331_7.jpg
TP HCM không tổ chức lễ phát động tháng ATVSTP mà tổ chức tuyên truyền di động bằng xe ô tô 

 

Tháng hành động năm nay được phát động với 03 mục tiêu chính gồm:
 
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời, toàn diện, có trách nhiệm, trung thực các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm. Đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.
 
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; tăng cường giám sát, hậu kiểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Nêu cao vai trò của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm.
 
Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
 
Năm nay, thay vì tổ chức buổi lẽ phát động tháng vệ sinh an toàn thực phẩm, TP HCM đã tổ chức các xe tuyên truyền lưu động để tuyên truyền các nội dung trong tháng an toàn thực phẩm năm 2020.
 
Đi chợ an toàn trong mùa dịch bệnh Covid-19
 
Trong thời điểm đang diễn ra dịch bệnh Covid-19, đồng thời chấp hành nghiêm chỉnh Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân khi đi chợ mua những nhu yếu phẩm cần thiết, cần hết sức chú ý để có những sản phẩm thực phẩm tươi, ngon, đồng thời bảo đảm được an toàn sức khỏe, phòng chống được dịch bệnh.
 
1img4611-158589582902880322151.jpg
Nhiều chợ dân sinh khi đi mua thực phẩm người dân vẫn chưa thực hiện giãn cách xã hội để bảo đảm an toàn VSTP 

 

Theo đó, trước khi đi chợ kể cả vào siêu thị người dân cũng cần phải lên kế hoạch mua thức ăn gì, loại thực phẩm nào, mua ở đâu được ghi sẵn.
 
Nên chịn những loại thực phẩm sạch, tươi ngon, nếu mua trong các siêu thị phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ rõ rang, có thời hẳn dụng và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
 
Khi đến chỗ đông người mua thực phẩm, nhất là các chợ dân sinh, người mua cần đeo khẩu trang đúng cách, thường xuyên rửa tay theo quy định của Bộ Y tế, bảo đảm không để ảnh hưởng do dịch bệnh lây lan bên ngoài cộng đồng.
 
Cần giữ khoảng cách nhất định đối với người bán hang, khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống trước và sau đều phải rửa tay bằng xà phòng.
 
Người dân đi mua thực phẩm vẫn chưa thực hiện giãn cách xã hội
 
Trong thười gian thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, rất  nhiều chợ dân sinh trên địa bàn Thủ đô không thực hiện việc giãn cách xã hội.
 
Đây không những là một trong những nguyên nhân lây lan dịch bệnh đang có chiều hướng diễn biến phức tạp mà còn thể hiện việc thiếu ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước.
 
Các lực lượng chức năng cần kiên quyết nhắc nhở người đi chợ mua bán các nhu yếu phẩm cần thiết thực hiện việc giãn cách xã hội theo đúng các quy định.
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top