Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 12 năm 2020 | 15:58

Tin NN: Nông sản được sơ chế tại nguồn mang lại tín hiệu tích cực

Chương trình sơ chế nông sản tại nguồn, công tác sơ chế hàng hóa nông sản tại nguồn đã đạt được những tín hiệu tích cực, lượng rác thải hữu cơ đổ về các chợ đầu mối có xu hướng giảm dần.

pr9a_mtpl.jpg
Các loại rau củ quả được bày bán tại chợ đầu mối Hóc Môn, TP. HCM.

 

Số liệu tổng hợp báo cáo của 3 chợ đầu mối tại TP. HCM (Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền) cho thấy sau 3 năm triển khai chương trình sơ chế nông sản tại nguồn, công tác sơ chế hàng hóa nông sản tại nguồn đã đạt được những tín hiệu tích cực: lượng rác thải hữu cơ đổ về các chợ đầu mối có xu hướng giảm dần, một số đơn vị cung ứng các mặt hàng nông sản đã tiến hành sơ chế, đóng gói tại nơi nuôi trồng trước khi nhập chợ.

Lượng rác thải bình quân tại 3 chợ trên đang có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể: năm 2018 là 242,4 tấn/đêm (chiếm 2,76% tổng lượng hàng về chợ), năm 2019 là 199 tấn/đêm (2,23%) và 7 tháng đầu năm 2020 là 173 tấn/đêm (2,2%).

Như vậy, sau 3 năm, lượng rác thải của 3 chợ, chủ yếu là rác thải có nguồn gốc từ rau - củ - quả, đã giảm khoảng 60 - 65 tấn/đêm (sau khi đã ước tính loại trừ lượng rác của các hàng hóa khác), tương đương 25% - 27% lượng rác thải năm 2018.

Tại các chợ, hầu như không còn tình trạng sơ chế mặt hàng rau - củ - quả trong nhà lồng, hai mặt hàng là cà rốt và củ cải trắng hầu như đã được sơ chế sạch sẽ trước khi nhập chợ.

Lên phương án tiêu dùng tránh lệ thuộc vào giá thịt lợn

Giá thịt lợn hơi ở 3 miền tăng trở lại, trong đó, khu vực miền Bắc tăng mạnh nhất, khoảng 7.000 đồng/kg.

Tại miền Bắc, giá thịt lợn hơi dao động 67.000 - 72.000 đồng/kg, trong đó, giá thu mua tại các tỉnh: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Tuyên Quang và thành phố Hà Nội cao nhất khu vực.

Ở các chợ dân sinh tại thành phố Hà Nội, giá thịt lợn dao động từ 110.000 - 160.000 đồng/kg tùy loại. Tại miền Trung và Tây Nguyên, giá thịt lợn hơi dao động trong khoảng 68.000 - 71.000 đồng/kg, tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg so với tuần trước.

Còn ở miền Nam, giá thịt lợn hơi đang dao động trong khoảng từ 68.000 - 71.000 đồng/kg, tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với tuần trước.

 

thit-heo_sggp_zxya.jpg
Người tiêu dùng mua thịt lợn.

 

Theo các thương lái, nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá này là do hiện các hộ chăn nuôi nhỏ không còn lợn để bán. Trước đó, thời gian qua, các hộ chăn nuôi bán chạy đàn lợn vì lo sợ bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tình trạng này tiếp tục xảy ra đến Tết, giá lợn có thể sẽ một lần nữa chạm đỉnh. Người tiêu dùng cần có nhiều phương án tiêu dùng hơn để tránh lệ thuộc vào thịt lợn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo, hiện các trang trại, hộ chăn nuôi đang tập trung tái đàn, chăm sóc đàn lợn để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 sắp tới. Để ổn định nguồn cung, các địa phương khuyến cáo người chăn nuôi mua lợn giống ở những cơ sở uy tín, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ theo quy định.

Ngoài ra, trước khi tái đàn lợn, các hộ chăn nuôi phải tiến hành tổng vệ sinh tiêu độc môi trường xung quanh trang trại, đặc biệt ở những nơi ổ dịch cũ để phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Tiềm năng xuất khẩu cá ngừ

Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra không ít khó khăn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Các thị trường quốc tế đều rơi vào tình trạng ngừng giao thương để ứng phó dịch bệnh, thậm chí có nơi hạn chế tụ tập đông người, làm cho các hoạt động ẩm thực, thương mại nhà hàng đình trệ, sức tiêu thụ thực phẩm thủy sản cũng chững lại.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn trên để đưa mặt hàng cá ngừ ra thị trường thế giới.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 11 đạt hơn 72 triệu USD, tổng xuất khẩu cá ngừ trong 11 tháng năm 2020 là gần 600 triệu USD.

Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam với hơn 260 triệu USD.

Tiếp đó là thị trường châu Âu với hơn 126 triệu USD. Thị trường Nhật Bản và Đông Nam Á đạt hơn 68 triệu USD.

Tuy nhiên, một số thị trường khác gặp khó khăn trong việc tiêu thụ cá ngừ nên giảm nhập khẩu, trong đó có thị trường Ai Cập và Trung Đông.

Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Ai Cập là hơn 14 triệu USD, chiếm gần 3% tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam và chỉ đứng sau thị trường Israel trong khu vực Trung Đông-châu Phi.

 

ttxvn_1412_ca_ngu.jpg
Cá ngừ đại dương là mặt hàng chiến lược của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU. (Ảnh: TTXVN)

 

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Bí thư thứ nhất, Trưởng bộ phận Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập, thời gian vừa qua, Chính phủ Ai Cập đưa ra các biện pháp ứng phó với dịch COVID-19 như ban bố lệnh giới nghiêm vào ban đêm, cấm các hoạt động tụ tập đông người, đóng cửa nhà hàng, dẫn đến nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giảm sút.

Cùng với đó, Ai Cập có chính sách giảm nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại. Đã có thời điểm Ủy ban Công nghiệp của Quốc hội Ai Cập kêu gọi chính phủ tạm ngừng nhập khẩu cá đông lạnh do lo ngại có sự liên quan đến khả năng lây lan virus SARS-CoV-2 trong sản phẩm này.

Các nhà nhập khẩu Ai Cập cho biết tình trạng tiêu thụ chậm trên thị trường trong thời gian qua buộc họ phải cắt giảm nhiều đơn hàng mới trong khi thời gian thu hồi vốn bị kéo dài.

Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ cá ngừ, đặc biệt loại cá ngừ vằn đóng hộp tại các thị trường Trung Đông, Ai Cập vẫn có sự tăng trưởng tốt trong những năm gần đây.

Hiện Ai Cập nhập khẩu cá ngừ chủ yếu từ Thái Lan, ước tính khoảng 145 triệu USD mỗi năm. Mặc dù đứng thứ 2 nhưng Việt Nam lại chỉ chiếm 5,6% thị phần.

Như vậy, tiềm năng xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam còn rất lớn, đặc biệt dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp có xu hướng đa dạng hóa các nhà cung cấp để tránh phụ thuộc vào một nguồn hàng duy nhất, ông Nguyễn Duy Hưng chia sẻ thêm.

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-châu Âu tiếp tục tác động tích cực tới xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam.

Các ưu đãi thuế quan mà hiệp định này mang lại đã tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam, nhờ đó xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam trong tháng 11 tiếp tục tăng trưởng tốt.

Tính tổng 11 tháng của năm 2020, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU đạt hơn 126 triệu USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, xuất khẩu sang các thị trường chính trong khối EU là Italy, Đức và Tây Ban Nha đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2019 lần lượt là 60%, 20% và 41%.

Dự báo, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU trong tháng còn lại năm 2020 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt vì các nhà nhập khẩu đang muốn đi trước đón đầu chuẩn bị cho các lô hàng nhập khẩu vào đầu năm 2021 để được hưởng hạn ngạch ưu đãi thuế quan theo Hiệp định định thương mại tự do Việt Nam-châu Âu (EVFTA). Sự tăng trưởng này được xem như thay thế cho một số thị trường bị ách tắc do dịch COVID-19./.

Thanh Tâm (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    Những sản phẩm số lượng giới hạn luôn có sức hút nhờ tiềm năng tăng giá vượt trội so với mặt bằng chung. Cũng vì lý do đó mà ngay sau khi mở bán, tòa căn hộ cuối cùng The S-Vista thuộc phân khu Sapphire - Vinhomes Ocean Park 1 đã khuynh đảo thị trường phía Đông Hà Nội.

  • Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.

  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

Top