Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 16 tháng 4 năm 2016 | 9:20

Xây dựng đê bao trữ nước để đối phó với tình hình hạn, mặn

KTNT -  Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải đối mặt với nạn hạn hán, xâm ngập mặn kỉ lục trong 100 năm qua . Trao đổi với Kinh tế nông thôn, Giáo sư nông học Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ cho biết, đối với các vườn cây ăn trái đang chịu ảnh hưởng từ những hiện tượng biến đổi khí hậu bất thường, giải pháp hiệu quả nhất là xây dựng hệ thống đê bao tích trữ nước và tăng cường trồng các giống cây chịu hạn mặn.

Giáo sư nông học Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ. Ảnh: Anh Thi

Theo ông, tình trạng hạn, mặn ở ĐBSCL ảnh hưởng như thế nào đến các vườn cây ăn trái?

Ở ĐBSCL, vùng có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất là Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh… Trong đó, Bến Tre là vùng thường xuyên bị ngập mặn nghiêm trọng. Trong mùa khô, các vùng trồng dừa ở đây do chịu ảnh hưởng của hạn mặn nên cây dừa sẽ cho trái nhỏ hơn và nước cũng không ngọt bằng. Hạn mặn cũng khiến các vườn trồng bưởi, xoài, chôm chôm ở Vĩnh Long, Sóc Trăng xảy ra hiện tượng khô héo, rụng trái, cháy lá đồng loạt.

Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô hạn và xâm ngập mặn nghiêm trọng này?

Hạn, mặn xảy ra do nhiều tác nhân. Tác nhân đầu tiên rõ ràng là do biến đổi khí hậu. Năm nay, chúng ta gặp chu kì của El Nino, biến đổi khí hậu đã khiến chu kì này gây ra những tác động mạnh và gay gắt hơn. Một nguyên nhân khác là do sự suy giảm nghiêm trọng của dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Kông xuống ĐBSCL. Theo các báo cáo quốc tế, diện tích rừng đầu nguồn giữ nước của Trung Quốc từ Tây Tạng xuống Giang Nam hiện chỉ còn 30%. Lượng nước còn giảm sút hơn nữa do Trung Quốc và Lào xây dựng thêm đập giữ nước. Thái Lan cũng có hai trạm bơm rất lớn, liên tục lấy nước từ sông Mê Kông để tưới cho vùng khô hạn của họ. Do đó, lượng nước sông chảy xuống Việt Nam không còn nhiều.

Nhìn chung, do ảnh hưởng của El Nino nên các nước nằm dọc theo xích đạo từ Việt Nam qua Thái Lan đến Ấn Độ đều bị hạn hán. Tuy nhiên, do nước biển đi sâu vào trong đất liền nên ngoài hạn hán, Việt Nam còn chịu thêm ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm ngập mặn.

Các biện pháp ứng cứu trước mắt nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp là gì, thưa ông?

Một trong những kĩ thuật giữ nước ngọt của ông cha ta ngày xưa là đào đìa (kênh), đắp đê tích trữ nước trong mùa mưa dùng cho sinh hoạt trong mùa khô. Hiện nay, chúng ta cũng có thể áp dụng kĩ thuật này vào các vườn cây ăn trái. Đào mương to và sâu hơn, làm bờ đê bao quanh từng vườn cây, mùa mưa mở cống cho nước vào đầy, đến mùa khô thì đóng cống lại để giữ nước. Hệ thống đê bao sẽ giúp nhà vườn có đủ lượng nước để tưới cho cây ăn trái cũng như ngăn chặn xâm nhập mặn, phòng chống bão lũ.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt tiết kiệm. Ở Bến Tre, người dân sống ven biển đã áp dụng mô hình này để trồng xoài trên cát. Giữa các luống xoài, họ sử dụng máy bơm bơm nước từ giếng khoan rồi cho nước chảy theo hệ thống ống nhánh rẽ đến từng gốc cây. Ở đây sẽ có một vòi phun để phân tán lưu lượng nhỏ nước tưới đều quanh gốc. Nhờ đó, hàng trăm héc ta xoài ở đây vẫn rất tươi tốt giữa mùa khô và bà con Bến Tre vẫn trúng mùa đều mà không lo hạn mặn.

Theo ông, về lâu dài chúng ta cần có giải pháp nào để phòng chống hiện tượng khô hạn và xâm nhập mặn?

Khô hạn và xâm ngập mặn sẽ tiếp diễn và ngày càng bất thường hơn. Về lâu dài, chúng ta phải tái cơ cấu nông nghiệp để kịp thời thích nghi và ứng phó với hạn mặn. Riêng ngành hàng cây ăn trái, nhà vườn cần chuyền đổi cơ cấu cây trồng sang những giống thích nghi được với vùng mặn và có giá trị kinh tế cao như dừa, sú, vẹt. Hiện cũng đã có một số nghiên cứu về lai tạo giống cây có gen biến đổi chịu được hạn mặn nhưng phương pháp này tốn thời gian và mất nhiều chi phí hơn.

Một nhóm giải pháp khác chúng ta cần đầu tư đó là xây dựng hệ thống đê bao quy mô, kiên cố để ngăn chặn xâm ngập mặn, lũ lụt, hạn hán kéo dài. Theo tôi biết, hiện nay các hợp tác xã trồng xoài ở Bến Tre đang chuẩn bị xây dựng thí điểm hệ thống đê bao quanh nhiều vườn cây ăn trái giúp bà con nông dân có thể tưới cây một cách tiện lợi và đỡ tốn kém hơn trước.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Thu Phương (thực hiện)

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Hà Tĩnh: Trao tặng nhà tình nghĩa cho nạn nhân chất độc da cam

    Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm Tình Yêu Thương đã phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh Hà Tĩnh trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chị Lê Thị Tú Anh – nạn nhân chất độc da cam tại Thôn Đông Xá, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Hà Nội sẽ có Lễ hội Sen đầu tiên diễn ra tại quận Tây Hồ

    Lãnnh đạo quận Tây Hồ cho biết, sẽ tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

Top