Đám cháy tại cửa hàng bán khung tranh trên phố cổ Hà Nội không gây thiệt hại về người nhưng nhiều tài sản trong nhà đã bị ngọn lửa thiêu rụi.
Không có thương vong về người
Ngày 13/12, Công an Q.Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại cửa hàng khung tranh trên phố Hàng Bông.
Theo đó, khoảng 10 giờ 40 cùng ngày, ngôi nhà 2 tầng (tầng 1 cho thuê bán khung tranh, tầng 2 và tầng tum chủ nhà để ở) bất ngờ bốc cháy dữ dội, khói đen cao đến hàng chục mét khiến người dân xung quanh hốt hoảng tháo chạy, di chuyển đồ đạc và báo cáo cơ quan chức năng.
Hiện trường vụ cháy
Nhận được tin báo, Công an Q.Hoàn Kiếm đã điều xe chữa cháy đến hiện trường tổ chức dập lửa, đồng thời xin chi viện thêm 4 xe chữa cháy từ Công an Quận Ba Đình và Công an Q.Hai Bà Trưng. Đến 11h40, lửa vẫn tiếp tục bùng cháy tại tầng 2.
Anh Nguyễn Duy Tuấn (người thuê nhà) cho biết, thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, nhóm công nhân làm khung tranh ở tầng 1 ngửi thấy mùi khét. Họ mang bình cứu hỏa cầm tay lên tầng 2 để chữa cháy nhưng bất thành. "Bên trên tầng 2 là nơi ở và chứa đồ của chủ nhà. Trên đó có rất nhiều đồ đạc dễ bắt cháy", anh Nguyễn Duy Tuấn cho biết.
Chỉ huy Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Hoàn Kiếm cho biết, đến 12h cùng ngày, đám cháy đã lan sang nhà liền kề.
Thông tin thêm về căn nhà 240B Hàng Bông bị cháy, Chỉ huy Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Hoàn Kiếm cho biết, đây là nhà ở kết hợp kinh doanh, cao 2 tầng và 1 tum. Phần tầng 1 chủ nhà đang cho thuê để bán khung tranh.
Đến 12h20, đám cháy được dập tắt hoàn toàn, lực lượng cảnh sát PCCC tiếp tục phun nước dập tàn, làm mát đám cháy.
Huyện Thường Tín xử phạt phạt hành chính 214 trường hợp vi phạm quy định PCCC
Năm 2022, Công an huyện Thường Tín cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức 49 buổi tập huấn nghiệp vụ PCCC cho 230 cơ sở với 2.309 người tham dự; 22 buổi bồi dưỡng nghiệp vụ cho 66 cơ sở với 797 người tham dự và 5 buổi tuyên truyền PCCC&CNCH.
Cùng với đó, các đoàn liên ngành của huyện và Công an huyện còn kiểm tra các cơ sở Karaoke, quán bar, vũ trường đối với 29 cơ sở; Ban Chỉ đạo 197 huyện còn kiểm tra 16 cơ sở. Xử phạt vi phạm hành chính 214 trường hợp với số tiền hơn 347 triệu đồng.
Công an huyện Thường Tín tuyên truyền nhắc nhở các tiểu thương buôn bán tại chợ Vồi.
Qua đó làm căn cứ tạm đình chỉ 18 cơ sở vi phạm. đình chỉ 9 cơ sở vi phạm, tạm đình chỉ khu vực sản xuất của 2 doanh nghiệp. Chính từ sự tăng cường kiểm tra, cương quyết xử lý vi phạm PCCC nên từ đầu năm 2022 đến nay, trên toàn địa bàn huyện xảy ra 39 vụ cháy, giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2021, không gây thiệt hại về người.
Cũng trong năm 2022, trên địa bàn huyện Thường Tín xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 13 người chết, 7 người bị thương (tăng 5 vụ, 3 người chết, 2 người bị thương so với năm 2021). Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 2 vụ làm 2 người chết, bằng số vụ năm 2021, giảm 1 người chết so với cùng kỳ năm 2021.
Không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm PCCC
Mới đây, trả lời kiến nghị liên quan đến việc hơn 100 doanh nghiệp tại Khu công nghiệp tây bắc Ga (TP Thanh Hóa) mong UBND tỉnh giảm tiền phạt, giãn thời gian khắc phục vi phạm về PCCC tại Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, ông Đỗ Minh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa khẳng định phạt hay dừng phải theo quy định.
Dẫn chứng việc có trường hợp một trụ sở công vừa qua bị tạm đình chỉ hoạt động vì vi phạm quy định PCCC, sau đó phải khắc phục xong mới được hoạt động trở lại. Ông Tuấn cho biết: “Bất kỳ ai cũng phải chấp hành quy định về PCCC, không phân biệt cơ quan, doanh nghiệp, người dân. PCCC là quyền, trách nhiệm, và nghĩa vụ. Còn phạt hay dừng là theo quy định, chứ không phải thích dừng là dừng, phạt là phạt. Vấn đề cần quan tâm là giữa chính quyền và doanh nghiệp, cần xem xét, giải quyết để sớm khắc phục vi phạm, thế thôi, chứ không còn cách nào khác”.
Nhiều doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Tây Bắc Ga bị đình chỉ vì vi phạm PCCC
“Các đồng chí đã thấy đấy, có những vụ cháy hậu quả rất thương tâm, thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Qua đây tôi cũng đề nghị mỗi người dân cần thực hiện tốt các quy định về PCCC”, ông Tuấn cho biết thêm.
Trước đó, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 10/12, đại biểu Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã nêu thực trạng rất nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản sau khi bị kiểm tra về công tác PCCC, do hệ thống PCCC đầu tư chưa đồng bộ.
Theo ông Đoan, Khu công nghiệp tây bắc Ga có hơn 100 doanh nghiệp, thì có 72 doanh nghiệp vừa bị kiểm tra về công tác PCCC. Trong đó, khoảng 40 doanh nghiệp phải đóng cửa vì không đảm bảo quy định về PCCC.
Sau đó, các doanh nghiệp đã gửi đơn đến Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, và hiệp hội đã có tờ trình gửi UBND tỉnh Thanh Hóa mong muốn được giảm nhẹ mức tiền xử phạt vi phạm hành chính về công tác PCCC và giãn thời gian khắc phục, hoàn thiện công trình PCCC.
Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát PCCC - Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Thanh Hóa, tính đến ngày 14/11, các đơn vị chức năng đã kiểm tra an toàn về PCCC đối với 19.256 đơn vị. Qua đó, phát hiện 1.434 vi phạm, phạt tiền hơn 8,8 tỉ đồng, tạm đình chỉ hoạt động 98 cơ sở, đình chỉ hoạt động 8 cơ sở.
Qua kiểm tra, phát hiện, những cơ sở vi phạm về PCCC bị công an tỉnh Thanh Hóa tạm dừng, xử phạt chủ yếu tập trung tại Khu công nghiệp tây bắc Ga, TP Thanh Hóa.
Cụ thể, tại Quyết định số 4213/QĐ-XPHC, UBND tỉnh Thanh Hóa xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Hatuba (địa chỉ: Lô CC3-5, Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, phường Đông Thọ). Lý do xử phạt: Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính đưa hạng mục công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, quy định tại Khoản 4 Điều 38, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ. Số tiền bị phạt 80 triệu đồng.
Để đảm bảo an toàn trong công tác phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở nói trên, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa đã giao UBND các phường Đông Thọ, Đông Cương chủ trì, phối hợp với Công an TP Thanh Hóa, kiểm tra, giám sát việc hoạt động đối với các cơ sở bị tạm đình chỉ hoạt động nêu trên, kiên quyết không cho hoạt động khi chưa khắc phục và có nguy cơ cháy, nổ cao.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.