Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2022 | 10:46

CPTPP tạo đột phá cho hoạt động xuất khẩu

Sau hơn 3 năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp đã thể hiện khả năng thích ứng, bắt nhịp nhanh với các điều kiện của CPTPP, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước thành viên tăng trưởng nhảy vọt.

Xuất khẩu sang Canada tăng mạnh

Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, trong khuôn khổ của CPTPP, doanh nghiệp  Canada bắt đầu quan tâm hợp tác sản xuất với doanh nghiệp (DN) Việt Nam để tận dụng lợi ích về thuế (sản xuất ở Việt Nam để xuất vào ASEAN hoặc xuất đi các nước CPTPP, sử dụng nguyên liệu của Canada, tận dụng nguyên tắc xuất xứ cộng gộp…). 

Do vậy, theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, các doanh nghiệp và hiệp hội chế biến thực phẩm Việt Nam cần quan tâm xu hướng này để sớm khai thác nhằm triển khai chủ trương đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong top 10 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030 mà Chính phủ vừa ban hành.

Thống kê cho thấy, tính đến hết tháng 7, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Canada đạt 3,87 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo, xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2022 sẽ dễ dàng vượt mốc 6 tỷ USD vào Canada và đạt mức tăng trưởng tối thiểu 15% so với 2021. 

Ngoài ra, các tháng cuối năm, nhóm mặt hàng vẫn có khả năng tăng trưởng xuất khẩu tốt sang Canada là thủy sản, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu và hóa chất.

Mặt khác, Canada và Việt Nam còn có các sản phẩm nông nghiệp bổ trợ chứ không cạnh tranh nhau. Chẳng hạn như Việt Nam mạnh về gạo, thủy sản, gia vị; ngược lại, Canada có thế mạnh về thịt bò, trái cây, lúa mỳ, dầu ăn.

Do vậy, hai nước có thể hợp tác để nâng cao giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp thông qua việc trao đổi các dịch vụ nông nghiệp như bảo quản sau thu hoạch, giải pháp chế biến, giải pháp đóng gói để xuất khẩu…

Canada là thị trường có nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản nhập khẩu lớn nhưng hầu hết các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đều được hưởng thuế suất 0% khi vào thị trường này nhưng trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam vào Canada vẫn còn rất khiêm tốn. 

Xuất khẩu tôm sang Canada năm 2022 tăng mạnh.

Theo Bộ Công Thương, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam không nhận được nhiều ưu đãi về thuế nhập khẩu vào thị trường Canada sau khi CPTPP được thực thi bởi phần lớn các sản phẩm đã được hưởng mức thuế tối huệ quốc MFN là 0% từ trước khi Hiệp định được ký kết và có hiệu lực (trừ cá ngừ chế biến có mức thuế MFN 7% và cua, ghẹ có mức thuế MFN 5%.) 

Thế nhưng, đây lại là thị trường không có hạn ngạch xuất khẩu, các sản phẩm thủy sản Canada và Việt Nam mang tính tương hỗ lẫn nhau hơn là cạnh tranh trực tiếp.

Đánh giá về mức độ tận dụng CPTPP, bà Võ Hồng Anh, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương), cho biết, kể từ khi CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam (tháng 1/2019), chứng kiến tăng trưởng nhảy vọt của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP, đặc biệt ở khu vực châu Mỹ. Đơn cử, xuất khẩu sang Canada năm 2021 đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm 2020 và tăng 75% so với thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực.

Hay như đối với Mexico, năm 2021, xuất khẩu sang thị trường này có bước nhảy vọt, đạt 4,6 tỷ USD, tăng trưởng trên 100% so với thời điểm trước khi Hiệp định có hiệu lực.

Còn nhiều rào cản

Thời gian qua, DN đã tận dụng các lợi thế của  CPTPP để xuất khẩu, không chỉ các mặt hàng điện tử, dệt may, da giày… mà cả các mặt hàng nông sản, từ đó làm thay đổi nhận thức của người nông dân về sản xuất, lưu thông hàng hóa, đáp ứng tiêu chuẩn cao của thị trường quốc tế.

Phó cục trưởng Cục Xuất - nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải đánh giá, sau hơn 3 năm thực thi CPTPP, kim ngạch xuất khẩu đạt thành tích đáng tự hào. Đáng chú ý là, sự gia tăng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chưa có FTA, như Canada, Mexico, Peru.

Điều này cũng cho thấy, DN dù có những khó khăn nhưng đã bắt nhịp nhanh với các điều kiện CPTPP mang lại, thể hiện khả năng thích ứng linh hoạt. DN sẵn sàng chinh phục vùng đất mới xa hơn mà trước đây tưởng chừng như rất khó khăn với DN Việt.

Bộ Công Thương nhận định, Hiệp định CPTPP đã tạo ra bước đột phá cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đạt 31,47 tỷ USD, tăng 21,43 % so với 7 tháng năm 2021 và chiếm 14,48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Mặc dù đã thu về những kết quả ấn tượng, thế nhưng, những quy tắc trongCPTPP tương đối phức tạp và khác biệt, khiến nhiều DN còn lúng túng, chưa bắt kịp các ưu đãi.

Theo chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, CPTPP đã có hiệu lực hơn 3 năm nay, nhưng DN Việt bắt nhịp chưa nhanh, hiểu biết về Hiệp định này của DN còn rất khiêm tốn. Theo khảo sát, năm 2021, có 69% DN nghe nói, hoặc biết sơ bộ về CPTPP, 25% DN có tìm hiểu và đang tìm cơ hội thâm nhập thị trường. Vì vậy, vẫn còn không ít thách thức đặt ra, đòi hỏi cơ quan chức năng, Bộ Công Thương cần có chính sách hỗ trợ DN trong việc tìm hiểu tiếp cận thị trường mới.

Ông Trần Thanh Hải cho biết, Bộ đã có một chương trình hành động để hiện thực hóa, hỗ trợ cho DN tận dụng các lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do, trong đó có CPTPP. Trước hết là những vấn đề về phổ biến, tuyên truyền các cam kết, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quy tắc xuất xứ, giúp DN hiểu rõ vai trò cũng như cách tận dụng các quy tắc này. Trong đó có ý nghĩa rất lớn là việc thay đổi về chuỗi cung ứng và thay đổi về quy trình. Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương cũng triển khai mạnh hoạt động kết nối giao thương, cũng như xúc tiến trên nền tảng số và trong thời gian sắp tới cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn.

 

Vân Nhi
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top