Chi phí logistics trong xuất khẩu vải thiều nước ta hiện còn cao; qua nhiều khâu trung gian, đẩy giá thành quả vải lên cao. Các hộ sản xuất, doanh nghiệp cũng cần đa dạng hơn nữa các sản phẩm từ quả vải, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Sở Công Thương Hải Dương, UBND huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ vải thiều và nông sản của tỉnh Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Vải thiều là 1 trong 8 nhóm nông sản chủ lực của tỉnh Hải Dương, chiếm 10% trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Hiện nay, tỉnh Hải Dương duy trì diện tích hơn 8.800 ha vải, với sản lượng gần 60.000 tấn/năm. Các diện tích trồng vải của Hải Dương được quy hoạch, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GolobalGAP phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Quả vải Hải Dương hiện đã có mặt tại các thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, các nước ASEAN và khu vực Trung Đông. Đặc biệt, vải thiều Thanh Hà của Hải Dương đã xuất khẩu sang được một số thị trường cao cấp như: Mỹ, Australia, Nhật Bản, Anh, các nước EU…
Tại hội nghị, các doanh nghiệp xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều đã ký kết hợp tác liên kết với các hợp tác xã, đơn vị sản xuất vải của huyện Thanh Hà (Hải Dương).
Bên cạnh những thuận lợi, việc tiêu thụ nông sản của Hải Dương nói chung và vải thiều Thanh Hà nói riêng hiện còn gặp nhiều khó khăn. Diện tích cây trồng được sản xuất theo hợp đồng vẫn còn hạn chế so với quy mô sản xuất; liên kết trong chuỗi giá trị, nhất là liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng chưa nhiều.
Số lượng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn trong nước, trong tỉnh tham gia vào quá trình sản xuất, xuất khẩu nông sản, vải thiều còn ít, năng lực về thị trường xuất khẩu hạn chế.
Theo bà Vũ Thị Kim Phượng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương, thời gian tới, địa phương sẽ tập trung xây dựng hệ thống sản xuất, phân phối hàng hoá chuyên nghiệp và hiệu quả; tăng cường công tác thông tin, quảng bá sản phẩm và đẩy mạnh kết nối giao thương với các thị trường trong nước và quốc tế.
“Tỉnh Hải Dương sẽ chủ động định hướng sản xuất, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp với các hộ, đơn vị sản xuất; tích cực hỗ trợ doanh nghiệp liên hệ, củng cố và duy trì mối quan hệ hợp tác với có các đối tác nước ngoài. Địa phương cũng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và đào tạo cho nông dân kiến thức, kỹ thuật, quy trình trồng, chăm sóc các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao dể xuất khẩu vào nhiều thị trường, đặc biệt là các thị trường cao cấp” - bà Vũ Thị Kim Phượng nói.
Các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm vải thiều Hải Dương và một số thương vụ Việt Nam tại nước ngoài đã nêu thực tế xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung và quả vải Hải Dương ra các thị trường nước ngoài. Theo các đại biểu, chi phí logistics trong xuất khẩu vải thiều nước ta hiện còn cao; qua nhiều khâu trung gian, đẩy giá thành quả vải lên cao. Khâu bảo quản sản phẩm của một số doanh nghiệp xuất khẩu còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng và mẫu mã quả vải khi vào tới thị trường nước ngoài.
Tỉnh Hải Dương và các doanh nghiệp xuất khẩu cần nhìn nhận thẳng thắn, khắc phục hạn chế, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, không chỉ về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm mà cả mẫu mã sản phẩm. Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston, Mỹ cho rằng, các hộ sản xuất, doanh nghiệp cũng cần đa dạng hơn nữa các sản phẩm từ quả vải, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
“Chúng ta mới chỉ nghĩ đến trái vải tươi trong khi đó các nước như Thái Lan hoặc một số nước châu Á, họ lại tập trung vào vấn đề chế biến. Ví dụ, họ chế biến thành những sản phẩm đồ uống, sản phẩm đông lạnh khô, hoa quả khô, mang lại những cái lợi nhuận rất cao. Tôi cho rằng, với những vùng trồng, với năng suất của chúng ta tốt và chất lượng như hiện nay, chúng ta cũng nên mời các nhà chế biến họ đến để họ tư vấn cho mình, hợp tác liên doanh với mình” - ông Nguyễn Mạnh Quyền.
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…