Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 19 tháng 9 năm 2024  
Thứ tư, ngày 14 tháng 8 năm 2024 | 9:49

Cây thuốc quý người Việt ai cũng trồng nhưng lại chỉ để làm cảnh

Cây sống đời (hay còn gọi là cây lá bỏng) không chỉ là loài cây cảnh đẹp mắt mà còn là một "thần dược" tự nhiên với vô số lợi ích sức khỏe từ việc chữa lành vết thương đến tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là những tác dụng có thể khiến nhiều người ngõ ngàng của loại cây này.

Chữa lành vết thương và bỏng

Cây sống đời có tính mát, giúp làm dịu vùng da bị bỏng, giảm cảm giác nóng rát và khó chịu. Các hoạt chất trong cây sống đời có khả năng kháng viêm, giúp giảm sưng tấy và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.

Cây sống đời chứa các hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng vết bỏng. Trong trường hợp bỏng nhẹ gây chảy máu, cây sống đời có thể giúp cầm máu nhờ tác dụng làm se vết thương.

Cây sống đời chỉ nên được sử dụng để hỗ trợ điều trị các trường hợp bỏng nhẹ, bỏng độ 1 (chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì). Đối với các trường hợp bỏng nặng hơn, cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cây sống đời thường được trồng để làm cảnh. Ảnh: Istock

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cây sống đời chứa các hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong đường ruột, đồng thời giảm viêm nhiễm, giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng và tiêu chảy.

Một số nghiên cứu cho thấy cây sống đời có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho các lợi khuẩn phát triển, từ đó cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Cây sống đời kết hợp với rau sam có tác dụng điều trị bệnh trĩ. Mặc dù vậy nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc chuyên gia trước khi sử dụng cây sống đời để hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa.

Tăng cường sức khỏe hô hấp

Cây sống đời chứa các hoạt chất có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp như ho, đau họng, viêm phế quản và viêm xoang. Một số nghiên cứu cho thấy cây sống đời có khả năng chống dị ứng, giúp giảm các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi và ngứa mũi do dị ứng.

Cây sống đời chứa các chất chống oxy hóa và vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Để giảm ho và viêm họng, hãy nhai trực tiếp 3-4 lá sống đời tươi đã rửa sạch, mỗi ngày 3 lần. Nhai thật kỹ để nước và bã lá thấm đều vào cổ họng. Sau khoảng 3 ngày áp dụng đều đặn, bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện.

Chống viêm và giảm đau

Cây sống đời chứa các hoạt chất có khả năng giảm đau và chống viêm hiệu quả, được sử dụng rộng rãi trong dân gian để điều trị các bệnh như viêm khớp, đau lưng, đau đầu, bỏng, vết thương và các bệnh viêm nhiễm khác. Để giảm đau do thấp khớp cấp, viêm khớp gối, viêm gót chân, bạn có thể vắt nước lá cây sống đời uống, bã đắp vào chỗ đau băng lại. Uống và đắp thuốc ngày 3 lần, cách 8 giờ 1 lần, liên tục đến khi khỏi.

Lưu ý khi sử dụng cây sống đời

- Trước khi sử dụng cây sống đời, đặc biệt là khi đắp lên da hoặc uống, nên thử một lượng nhỏ trên vùng da lành để kiểm tra có bị dị ứng hay không. Nếu có dấu hiệu như ngứa, đỏ, sưng tấy, cần ngừng sử dụng ngay.

- Mặc dù cây sống đời tương đối an toàn, nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy. Nên tuân thủ liều lượng được khuyến cáo hoặc tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

- Hiện chưa có đủ nghiên cứu về tác động của cây sống đời đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Để đảm bảo an toàn, nên tránh sử dụng trong giai đoạn này. Trẻ em dưới 2 tuổi có hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch còn non yếu, không nên sử dụng cây sống đời để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

- Cây sống đời chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc điều trị chuyên biệt. Nếu bạn đang mắc bệnh mãn tính hoặc có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây sống đời.

- Trong quá trình sử dụng cây sống đời, cần theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Theo Health Site

Theo vov.vn-biên dịch
Ý kiến bạn đọc
Top