Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 11 năm 2022 | 10:11

Dự án FDI bất động sản chậm tiến độ: Chờ nghiên cứu thị trường

Hiện nay, đang tồn tại nhiều dự án bất động sản có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài “đắp chiếu” cả chục năm. Nguyên nhân của các dự án “nằm im” này, được chủ đầu tư cho biết: Chưa xây dựng vì còn chờ nghiên cứu thị trường!

Nhiều dự án FĐI chậm tiến độ rải rác khắp các tỉnh thành

Toạ lạc tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội, Dự án tổ hợp chung cư Booyoung Vina có diện tích 4,3ha do Công ty TNHH Booyoung Việt Nam (đơn vị thành viên của Booyoung Hàn Quốc) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư lên tới 171 triệu USD (xấp xỉ 4.000 tỷ đồng).

Dự án được cấp phép từ năm 2006 và dự kiến hoàn thành vào năm 2010, với 6 tòa chung cư cao 30 tầng. Năm 2007, dự án khởi công lần đầu tiên nhưng sau đó “im hơi lặng tiếng” suốt một thời gian dài.

Đến tháng 9/2015, chủ đầu tư tiếp tục thi công xây dựng dự án trên hai lô đất ký hiệu CT-04 và CT-07. Hiện tại, dự án này, chỉ có 2 tòa chung cư được xây dựng trên lô đất CT-04 và CT-07 được đưa vào sử dụng, 4 ô đất còn lại đang quây tôn kít mít.

Dự án Booyoung Vina Hà Đông.

Thông tin với phóng viên về thực trạng này, đại diện phường Mộ Lao cho biết, đơn vị này đang điều chỉnh dự án, chưa triển khai xây dựng.

Liên hệ với đại diện phiên dịch của doanh nghiệp, vị này xác nhận thông tin, dự án đang xin điều chỉnh, tăng thêm tầng hầm. Cho biết về nguyên nhân dự án “nằm im” cả thập kỷ, vị này cho biết, chủ đầu tư chưa xây dựng là do chờ nghiên cứu thị trường.

Cùng tình trạng tương tự, Dự án Times Square được phát triển bởi liên doanh giữa VinaCapital và Công ty Thăng Long GTC - một đơn vị thành viên của Tổng công ty Du lịch Hà Nội, với tỷ lệ sở hữu tương ứng 65 - 35%.

Dự án bao gồm một khu đất có diện tích 40.000m2 liền kề trung tâm mua sắm BigC Thăng Long và đối diện Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Khởi công xây dựng ngày 18/12/2008, Times Square với tổng số vốn đầu tư khoảng 50 triệu USD dự kiến hoàn thành vào quý IV/ 2011.

Sau đó, VinaLand (VNL) đã thoái toàn bộ vốn khỏi dự án này và chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài Elite Capital Resources Limited. Dù vậy, đến nay dự án này vẫn “án binh bất động”.

Không riêng Hà Nội, những dự án FDI về bất động sản đang chậm tiến độ, còn diễn ra trên nhiều địa phương khác. Dự án Paradise Vũng Tàu.

Paradise Vũng Tàu được Bộ KH&ĐT cấp phép từ năm 1991 cho liên doanh giữa Công ty Du lịch quốc tế Vũng Tàu và Công ty Paradise Development and Investment của Đài Loan. Theo giấy phép đầu tư, Paradise Vũng Tàu có nhiều hạng mục, nhưng trong suốt thời gian qua chỉ có sân golf 27 lỗ, rộng 130ha và khu thể thao dưới nước, khách sạn 38 phòng, nhà rông 54 căn được đầu tư, hoạt động (chưa bằng 1/10 quy mô cam kết). Các hạng mục lớn khác vẫn nằm trên giấy.

Theo Sở KH&ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nguyên nhân dẫn đến sự bế tắc của dự án này là do đối tác Đài Loan không đủ năng lực tài chính. Phía đối tác Đài Loan đã đề xuất tìm nhà đầu tư mới với điều kiện dự án phải được gia hạn lên 50 năm nhằm tăng tính khả thi cho việc kêu gọi vốn…

Cần “chắt lọc” các nhà đầu tư FDI

Trước thực trạng nhiều dự án FĐI chậm tiến độ, mới đây nhất, Bộ KH&ĐT vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thực hiện của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn. Đối tượng rà soát là các dự án có vốn đầu tư đăng ký từ 100 triệu USD trở lên; dự án có diện tích đất sử dụng từ 50ha trở lên; dự án trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích đất từ 2ha trở lên...

Trong đó, tập trung vào nhóm dự án khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và nhóm không triển khai hoặc chậm triển khai, không thực hiện theo tiến độ đã cam kết. Từ đó, đề xuất giải pháp tháo gỡ cũng như đề xuất sửa đổi luật pháp, chính sách để thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án.

Đứng trên góc độ doanh nghiệp, ông Đỗ Duy Thành, Quản lý Bộ phận Tư vấn đầu tư Savills Hà Nội đánh giá, là ngành kinh tế mũi nhọn với sức tăng trưởng ổn định và bền vững tại Việt Nam, bất động sản tất yếu trở thành “miếng bánh hấp dẫn” cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, 2/3 doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực bất động sản có quy mô lớn, với hình thức đa dạng.

Bên cạnh đó, cũng có tình trạng dự án của doanh nghiệp FDI chậm triển khai do một số nguyên nhân như vướng mắc về mặt pháp lý, hay như việc giải phóng mặt bằng gặp khó khăn. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn đến từ năng lực của chủ đầu tư, bao gồm cả năng lực tài chính hoặc chủ đầu tư thiếu sự tìm hiểu, nghiên cứu thị trường.

Từ đây có thể thấy, việc thu hút được nhiều vốn FDI sẽ là đòn bẩy cho nền kinh tế, song nếu dòng vốn của doanh nghiệp không ổn định thì tình trạng trên sẽ tiếp tục tái diễn.

Đưa ra ý kiến cho vấn đề này, chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, cần phải có “bộ lọc” để chỉ thu nạp những nguồn vốn FDI “sạch”, mang tính chất lâu bền từ doanh nghiệp có tầm chứ không chạy theo FDI bằng mọi giá.

Đồng thời, kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, trì trệ để đấu giá, tìm nhà đầu tư tiềm năng, phù hợp hơn…

“Thay vì thu hút FDI một cách ồ ạt, chúng ta nên chấp nhận bước chậm lại qua “bộ lọc” để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai”, ông Thịnh nói.

Đưa ra khuyến cáo cho các doanh nghiệp FDI, ông Đỗ Duy Thành, Quản lý Bộ phận Tư vấn đầu tư Savills Hà Nội cho rằng, doanh nghiệp FDI khi gia nhập thị trường nên liên doanh với các chủ đầu tư hoặc tìm đến các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức sâu rộng trong ngành bất động sản để được tư vấn, đảm bảo quy trình và tiến độ pháp lý trong quá trình phát triển dự án.

“Về phía Nhà nước, cũng cần chọn ra các nhà đầu tư tiềm năng và chất lượng, có thể yêu cầu chứng minh tài chính và hồ sơ năng lực từ các nhà đầu tư”, ông Thành nói.

Hà Nội: Hơn 700 dự án bất động sản chậm tiến độ

Qua rà soát, trên địa bàn Hà Nội có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích đất trên 5.000 ha. Cùng với đó, một số dự án bất động sản có vốn đầu tư ngoại đang dậm chân tại chỗ, nhiều dự án được đầu tư hàng nghìn tỷ nhưng xây dựng dang dở, chậm tiến độ, đến nay chưa có giải pháp xử lý dứt điểm.

Theo Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi Trường (TN&MT) Trần Duy Cường, trong quý II/2022 và tháng 7/2022, Tổ công tác liên ngành thành phố đã tổ chức làm việc với UBND các quận, huyện, thị xã để kiểm tra, rà soát, hậu kiểm và phân loại các dự án.

Qua thống kê, hiện Hà Nội có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, với tổng diện tích đất trên 5.000 ha. Trong đó, có 37 dự án với tổng diện tích 1.878,7 ha đất đang được kiến nghị trình UBND TP thu hồi đất.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Techcombank được vinh danh về đổi mới sáng tạo khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2024

    Techcombank được vinh danh về đổi mới sáng tạo khu vực châu Á-Thái Bình Dương 2024

    Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (“Techcombank”) là đại diện ngân hàng duy nhất tại Việt Nam được tôn vinh 2 giải thưởng lớn tại hạng mục đổi mới sáng tạo lĩnh vực thương hiệu và tiếp thị của Stevie Awards châu Á-Thái Bình Dương.

  • Bảo chứng vàng cho tiềm năng tăng trưởng đột phá của Vincom Shophouse Diamond Legacy

    Bảo chứng vàng cho tiềm năng tăng trưởng đột phá của Vincom Shophouse Diamond Legacy

    Các shophouse ở vị trí trung tâm, tọa lạc tại những nơi có hạ tầng hoàn chỉnh, kết hợp với mô hình tổ hợp thương mại – giải trí hiện đại… là yếu tố tạo nên sức hút bền bỉ theo thời gian cho loại hình kinh doanh shophouse, đồng thời là bệ phóng gia tăng giá trị BĐS mà các nhà đầu tư sành sỏi luôn nhắm đến.

  • Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những "mảnh ghép" xứng tầm

    Bất động sản ven sông Đà Nẵng: Đã có những

    Quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ đông chính thức được phê duyệt mở ra kỳ vọng về diện mạo mới của khu vực trung tâm Đà Nẵng. Với giới thành đạt, đó còn là khát khao về không gian sống tiện nghi, đẳng cấp ven sông Hàn, trong những công trình biểu tượng chứng kiến trọn vẹn vẻ phồn hoa của đô thị biển tầm cỡ quốc tế tương lai.

Top