Nguồn cung khan hiếm không đủ cho xuất khẩu có thể khiến giá cà phê trên thế giới tăng vọt. Giá cà phê nhân của Việt Nam có thể cao nhất thế giới trong năm tới.
Xuất khẩu cà phê chất lượng cao, giá cà phê nhân của Việt Nam có thể cao nhất thế giới trong năm 2024. Ảnh: Vũ Long.
Giá cà phê nhân của Việt Nam có thể cao nhất thế giới trong năm tới
Giá cà phê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên tuần này tiếp tục tăng mạnh so với tuần trước. Tại Đắk Lắk, giá cà phê bình quân đạt 68.073 đồng/kg, tăng 7,76% so với tuần trước (tăng 4.900 đồng/kg), và tăng 67,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Tại Lâm Đồng, giá cà phê trung bình đạt 67.440 đồng/kg, tăng 8,01% so với tuần trước (tăng 5.000 đồng/kg) và tăng 68,10% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ phận nông nghiệp nước ngoài (FAS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa điều chỉnh dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam trong niên vụ hiện tại 2023/2024 sẽ đạt 27,50 triệu bao, tăng 1,1%, so với niên vụ trước bao gồm 26,62 triệu bao cà phê Robusta, tăng 1,22% và 880.000 bao cà phê Arabica, giảm 11,11% so với niên vụ cà phê trước đó, nhưng giảm 3,8 triệu bao so với ước tính trước đó.
Hiện tại, trên thế giới, lượng hàng còn không đáng kể, nên thị trường châu Âu đang tăng nhu cầu nhập khẩu cà phê Việt Nam, ít nhất đến tháng 4.2024 khi Indonesia và Brazil vào vụ thu hoạch mới.
Dự báo giá cà phê xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng và có thể cà phê nhân Việt Nam sẽ đắt nhất thế giới trong năm 2024 nếu các doanh nghiệp trên thế giới đổ dồn mua cà phê Việt.
"Chính vì vậy, hiện các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không dám ký hợp đồng dài hạn bán xa vì sợ không mua được hàng, nguy cơ ký hợp đồng thời điểm giá cà phê thấp và thu gom ở thời điểm giá cà phê cao dẫn tới rủi ro, thua lỗ" - ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch Công ty GLE chia sẻ.
Giá cà phê tăng, nhiều địa phương quy hoạch diện tích
Ngày 28.12, giá cà phê ở thị trường trong nước tăng nhẹ so với ngày 27.12. Cụ thể, tại các huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) cà phê được thu mua với giá 67.400 đồng/kg.
Tại các huyện Cư M'gar, Ea H'leo,Buôn Hồ (Đắk Lắk), cà phê có giá 68.100 - 68.200 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông: 68.200 đồng/kg (tại Gia Nghĩa) và 68.100 đồng/kg (tại Đắk R'lấp).
Tại Gia Lai: 68.000 đồng/kg (Chư Prông); 67.900 đồng/kg (tại Pleiku và La Grai).
Tại tỉnh Kon Tum: 67.900 đồng/kg...
Mặc dù giá cà phê tăng, nhưng giao dịch vẫn chậm do tâm lý người dân vẫn ghim hàng chờ giá lên thêm.
Dự báo về tiềm năng kinh tế do cây cà phê mang lại, nhiều địa phương đặt kế hoạch trồng cà phê, trong đó, tỉnh Đắk Nông cũng đang tập trung xây dựng vùng cà phê đặc sản theo tiêu chuẩn và quy trình đánh giá của Hiệp hội Cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện Chất lượng cà phê thế giới (CQI). Đắk Nông cũng đặt mục tiêu đến năm 2025, diện tích cà phê đặc sản tỉnh đạt 1.000 hecta, với sản lượng cà phê nhân chọn lọc khoảng 530 tấn.
Tỉnh Sơn La đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích trồng cà phê trên địa bàn tỉnh đạt 17 nghìn hecta, năng suất bình quân đạt từ 2-2,5 tấn cà phê nhân/ha; diện tích trồng tái canh cà phê đến năm 2025 khoảng 8 nghìn hecta; khoảng 70-90% diện tích cà phê cho thu hoạch sản phẩm được áp dụng quy trình sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận.
Hiện tại, Sơn La là tỉnh có diện tích trồng cà phê Arabica lớn thứ hai của Việt Nam sau Lâm Đồng. Năm 2023, diện tích cà phê Arabica của Sơn La đạt 20 nghìn hecta, trong đó diện tích được cấp chứng chỉ bền vững có trên 18 nghìn hecta (đạt 90% diện thích trồng cà phê). Sản lượng cà phê hàng năm ước 40.000-50.000 tấn nhân, trị giá 4.500-5.000 tỉ đồng.
Theo Sở Công Thương Gia Lai, năm 2023, diện tích cà phê cho thu hoạch tại tỉnh Gia Lai đạt 87 nghìn hecta, tập trung tại các huyện Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Prông, Chư Păh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang, Chư Sê và Chư Pưh.
Khối lượng xuất khẩu cà phê tỉnh Gia Lai năm 2023 ước đạt 240 nghìn tấn, trị giá 490 triệu USD, chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của toàn tỉnh, tăng 1,27% về lượng, tăng 4,26% về giá trị so với năm 2022.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.