Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 10 năm 2024 | 8:5

Giá cau vọt lên đỉnh rồi lao dốc: ‘Công thức’ lặp nhiều lần, nông dân 'hay quên'

Giá cau bỗng nhiên tăng vọt, lên tới vùng đỉnh lịch sử rồi lại lao dốc đã thành “công thức”. Câu chuyện này cũng xảy ra với nhiều mặt hàng nông sản, nhưng nông dân lại mắc bệnh "hay quên".

Thời gian gần đây, cau tươi tăng giá liên tục, ghi nhận mức kỷ lục lịch sử, gấp khoảng 8 lần năm ngoái. Người dân ở các vùng trồng cau của Quảng Nam, Quảng Ngãi… thu hoạch quả bán được giá 40.000 đồng/kg thời điểm đầu vụ, sau đó vọt lên 80.000-90.000 đồng/kg. Đáng chú ý, cùng kỳ năm ngoái giá cau tươi có lúc chỉ dao động từ 5.000-7.000 đồng/kg.

Giá cau khô những ngày qua các lò bán ra cũng vọt lên mức 500.000-570.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá cau tăng phi mã và lập kỷ lục lịch sử là bởi Trung Quốc đẩy mạnh gom mua.

Nhờ đó, người nông dân trồng cau cũng trúng đậm chưa từng có. Nhiều người còn ví “cau đắt như vàng”, bởi bán 1 tấn cau tươi có thể mua được 1 lượng vàng. Vì thế, không ít nông dân chi tiền lắp hàng chục camera ở quanh vườn cau nhà mình để chống “cau tặc”.

Sau khi tăng kỷ lục, giá cau tươi bắt đầu lao dốc do Trung Quốc ngừng mua. Ảnh: Hà Nam

Trong khi đó, thương lái khắp nơi đổ về các làng quê của Quảng Nam, Quảng Ngãi lùng sục thu mua cau tươi xuất sang thị trường Trung Quốc.

Thế nhưng, sau khi lập kỷ lục lịch sử, giá cau tươi bắt đầu lao dốc không phanh. Từ mức 85.000-90.000 đồng/kg, giá loại quả này giảm nhanh về mức 60.000-70.000 đồng/kg. Đáng chú ý, một số lò cau còn ngừng mua hàng. 

Theo các thương lái, giá cau giảm mạnh là do phía đối tác Trung Quốc đã nhập đủ số lượng hàng cần để sản xuất nên họ ngừng mua. Thế nên, những ngày tiếp theo khả năng cao đà lao dốc của giá cau vẫn tiếp tục.

Trao đổi với VietNamNet về câu chuyện cau tăng giá kỷ lục rồi lao dốc không phanh, ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho rằng, giá tăng sau đó giảm mạnh đã thành “công thức”. 

Ông nhấn mạnh, “công thức” này lặp đi lặp lại với mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch. Theo đó, cau là mặt hàng có thị trường rất hẹp, hiện chỉ mới xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Do đó, vài năm nay câu chuyện cau giá tăng cao và rồi giảm mạnh cũng xảy ra nhiều lần.

Thực tế, cuối năm 2022, giá cau cũng tăng vọt lên 60.000 đồng/kg. Ngay sau đó, loại quả này giảm còn 3.000-4.000 đồng/kg khi Trung Quốc ngừng mua.

Cơ quan chức năng ngành nông nghiệp, địa phương cũng đã đưa ra nhiều khuyến cáo với các loại cây trồng. Thế nhưng, nông dân mình mắc bệnh “hay quên” nên câu chuyện sau tăng giá là giảm mạnh, hay điệp khúc trồng rồi chặt vẫn cứ xảy ra.

“Không riêng gì với cau, chúng ta đã có quá nhiều bài học từ hồ tiêu, thanh long, cam… và sắp tới rất có thể xảy ra với cả sầu riêng”, ông Cường nói. 

Bộ NN-PTNT đã nhiều lần khuyến cáo và định hướng, song quyết định trồng hay không lại nằm ở nông dân. Còn giá cả phải theo quy luật thị trường, thương lái không thu mua nữa, giá giảm thì cơ quan chức năng không can thiệp được.

Tại Trung Quốc, cau non được sử dụng để làm kẹo. Loại kẹo này rất phổ biến tại quốc gia tỷ dân, đặc biệt ở vùng lạnh nhờ có công dụng chống viêm họng và giữ ấm cơ thể. 

Dù vậy, lãnh đạo Cục Trồng trọt cho rằng, muốn phát triển cây cau bền vững phải có định hướng, trồng ở những vùng có lợi thế. Đặc biệt, phải có ký kết mua bán một cách bài bản với phía đối tác Trung Quốc. Còn buôn bán tiểu ngạch sẽ nhiều rủi ro.

Tâm An/Vietnamnet.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top