Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 20 tháng 12 năm 2023 | 21:37

Giá hành ở nhiều nước châu Á tăng cao do Ấn Độ cấm xuất khẩu

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt hành do Ấn Độ cấm xuất khẩu, Bangladesh, Malaysia đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung từ Trung Quốc, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ấn Độ cấm xuất khẩu hành từ ngày 8/12. (Nguồn: india today)

 

Lệnh cấm xuất khẩu hành của Ấn Độ khiến giá mặt hàng này tăng cao đối với các nước nhập khẩu ở châu Á và họ phải cố gắng tìm kiếm nguồn hàng thay thế giá rẻ hơn, trong bối cảnh quốc gia xuất khẩu hành lớn nhất thế giới này có thể không gỡ bỏ lệnh cấm trước cuộc tổng tuyển cử năm tới. 

Ấn Độ cấm xuất khẩu hành từ ngày 8/12, sau khi giá mặt hàng này đã tăng hơn gấp đôi trong 3 tháng qua do sản lượng sụt giảm. 

Hiện các nhà bán lẻ từ Kathmandu (Nepal) đến Colombo (Sri Lanka) đang chật vật ứng phó với tình trạng giá cao vì các nước nhập khẩu hành truyền thống ở châu Á như Bangladesh, Malaysia, Nepal và thậm chí cả Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) phụ thuộc vào hành nhập khẩu từ Ấn Độ để bù đắp lượng thiếu hụt trong nước. 

Chia sẻ về tình hình khó khăn, chị Mousumi Akhtar - người tiêu dùng ở thủ đô Dhaka của Bangladesh nói: “Hầu hết mọi món ăn chúng tôi nấu đều cần hành tây. Việc giá cả tăng đột ngột khiến món ăn trở nên kém vị khi tôi phải giảm lượng hành." 

Các nhà buôn ước tính hành của Ấn Độ chiếm hơn một nửa tổng lượng hành nhập khẩu của các nước châu Á. Trong tài khóa kết thúc vào ngày 31/3, Ấn Độ đã xuất khẩu kỷ lục 2,5 triệu tấn hành, trong đó có 671.125 tấn xuất sang Bangladesh, đối tác mua rau quả lớn nhất của Ấn Độ. 

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt hiện nay, Bangladesh, Malaysia đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung từ Trung Quốc, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Nepal đang xem xét nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, giá nhập khẩu từ các nguồn cung này có thể sẽ đắt đỏ. 

Trong khi đó, các thương lái cho biết trong vòng một tuần sau khi lệnh cấm được thực thi, giá hành trong nước của Ấn Độ đã giảm 20% do đến vụ thu hoạch mới. 

Trước đó, New Delhi cũng đã hạn chế xuất khẩu gạo, đường và lúa mỳ./.

 

Theo TTXVN/Vietnam+
Ý kiến bạn đọc
  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

  • Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu kết hợp hiệu quả giữa nuôi cá lồng và du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững.

  • Hỗ trợ bò lai sinh sản cho người nghèo

    Hỗ trợ bò lai sinh sản cho người nghèo

    Thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển đàn bò lai sinh sản” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã giai đoạn 2021-2025”, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức bàn giao bò sinh sản cho các hộ nghèo trên địa bàn.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top