Những ngày qua nông dân trên vùng trồng khóm huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang đang tất bật thu hoạch bán khóm cho thương lái, giá khóm hiện ở mức cao 12.000 đồng/trái.
Chị Luyên thăm vườn khóm đang cho trái thu hoạch. Ảnh: Xuân Nhi
Theo bà con trồng khóm trên địa bàn huyện Gò Quao (Kiên Giang) chia sẻ, thời điểm trước Tết Nguyên đán, thương lái mua với giá 9.000 - 9.500 đồng/trái. Hiện nay, khóm có giá 12.000 đồng/trái, có bao nhiêu thương lái mua hết bấy nhiêu.
Chị Nguyễn Pha Luyên, 1 hộ trồng khóm trên địa bàn cho biết: Giá khóm tăng cao, thương lái mua không đủ bán là vì khóm đang nghịch mùa, không phải là mùa cao điểm của thu hoạch khóm.
“Cao điểm mùa khóm là khoảng tháng 5, 6 âm lịch. Những hộ nào có bán trái vào đợt này đều trúng đậm vì giá khá cao. Ngoài ra, khóm vào mùa nắng thì ngọt hơn, trái chuẩn loại 1 nên bán được giá, bà con có lãi cao ai cũng phấn khởi”, chị Luyên bộc bạch.
Chị Luyên cũng chia sẻ thêm: “Lúc trước tôi trồng lúa nhưng không hiệu quả nhiều nên chuyển qua trồng khóm xen canh thêm các loại cây ăn trái khác. Đợt này tôi bán khoảng 5.000 trái khóm, lợi nhuận khá. Khoảng 3, 4 tháng nữa là thu hoạch vô vụ còn giờ thì thu hoạch từ từ ít thôi. Mình làm thì cũng tìm hiểu mô hình xen canh rồi mới làm. Vật tư, phân bón thì mình vô hợp tác xã cũng rẻ hơn và được hỗ trợ kỹ thuật thêm. Giờ đầu ra, giá cả ổn định bà con mình phấn khởi lắm”.
Ông Dương Duy Duyệt, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Quao cho biết: Trên địa bàn huyện có 2 vùng quy hoạch, trong đó vùng tôm lúa, trồng khóm, lúa 2 vụ thì có nguy cơ ảnh hưởng xâm nhập mặn cao. Huyện áp dụng các mô hình thích ứng biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn trong đó trồng khóm có hiệu quả cao.
“Dù trong điều kiện thời tiết nắng nóng xâm nhập mặn nhưng bà con đã áp dụng các biện pháp kĩ thuật cộng với các cấp ngành triển khai vận hành hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé đã điều tiết nước, ngăn mặn. Qua đó ngành nông nghiệp bố trí khung lịch thời vụ dễ hơn cho từng mô hình, từng tiểu vùng giúp ổn định nguồn nước cho bà con trồng trọt, sản xuất”, ông Duyệt cho hay.
Năm 2023, Gò Quao có hơn 5.000ha diện tích trồng khóm, năng suất bình quân 15,5 tấn/ha, sản lượng hơn 74.000 tấn. Gò Quao cũng duy trì và phát triển diện tích cây khóm, sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh để phát triển thâm canh, sử dụng chế phẩm sinh học để nâng cao chất lượng, vùng sản xuất chủ yếu ở các xã Vĩnh Phước A, Vĩnh Hòa Hưng Nam, Vĩnh Thắng và Thới Quản.
Đồng thời, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, phối hợp các ngành tổ chức nhân rộng diện tích khóm đạt tiêu chuẩn VietGAP; phấn đấu triển khai ký kết hợp đồng liên kết cung ứng giống, khóm nguyên liệu đạt tiêu chuẩn VietGAP với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.