Những năm qua, tỉnh Hà Giang đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, góp phần kết nối thị trường tiêu thụ bền vững cho nông sản của địa phương.
Thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nông dân Hà Giang đã tích cực phát triển các cây trồng, vật nuôi thế mạnh, đẩy mạnh ứng dụng KHKT, sản xuất theo hướng an toàn, hiệu quả và nâng tầm chất lượng, giá trị sản phẩm; tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sản, chất lượng cao.
Đến nay, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tiến hành đánh giá, phân loại được 282 sản phẩm; trong đó có 235 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao và 45 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh; 2 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp Quốc gia.
Ngành chức năng thường xuyên tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc sản của Hà Giang tới người tiêu dùng.
Một số sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang được người tiêu dùng ưa chuộng như: Mật ong Bạc hà; chè Shan tuyết; cam Sành; thịt bò vàng vùng cao; các sản phẩm từ cây dược liệu...
Để hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm, ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP với nhiều hình thức.
Trong đó, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, trưng bày sản phẩm, sự kiện xúc tiến thương mại lớn tại các tỉnh, thành trong cả nước; tổ chức 20 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh tại Hội chợ thương mại du .lịch quốc tế Trung – Việt được tổ chức tại Malypho, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) vào tháng 6/2023.
Nhiều sản phẩm của các tỉnh, thành được kết nối, tiêu thụ tại Hà Nội.
Hỗ trợ xây dựng điểm bán hàng tại Hà Nội và một số địa phương khác. Tổ chức tuần hàng giới thiệu sản phẩm tại các tỉnh, thành phố. Chủ động kết nối với hệ thống siêu thị lớn như: SaiGon Co.opmart, WinMart, Big C để đưa các sản phẩm đặc sản Hà Giang vào tiêu thụ...
Đặc biệt, Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công - Xúc tiến Công Thương tỉnh đã tích cực phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tăng cường tập huấn, hướng dẫn người dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử để tiếp cận với nhiều khách hàng trong cả nước. Trong đó, sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Giang có địa chỉ dacsanhagiang.net, được thành lập từ năm 2019, đã trở thành cầu nối giữa người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.
Đến nay, có hơn 510 tài khoản được tạo, 23 website kết nối và 295 sản phẩm được đưa lên sàn. Bên cạnh đó, từ năm 2022 đến nay, ngành chức năng đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đưa 1.684 sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử phổ biến khác như: Postmart, Voso, Sendo, Shopee ... với hơn 2.550 đơn giao hàng thành công đến khách hàng trong và ngoài nước. Theo báo cáo, đến nay, tổng số hộ sản xuất nông nghiệp đã có tài khoản trên các sàn thương mại điện tử là 117.881 hộ; 100% sản phẩm OCOP của tỉnh đều được đưa lên sàn thương mại điện tử để dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ quảng bá sản phẩm tại các hội chợ thương mại, triển lãm trong cả nước.
Với mục tiêu, nâng tầm giá trị thương hiệu các sản phẩm nông sản đặc hữu chất lượng cao của tỉnh, gắn với đẩy mạnh hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ các đơn vị sản xuất nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, phát triển theo chuỗi giá trị, tạo nguồn cung ứng hàng hóa dồi dào.
Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc trưng trong đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà. Hỗ trợ các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP chất lượng cao tham gia các chương trình, sự kiện xúc tiến thương mại trọng điểm trong nước.
Các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh được bày bán ở các gian hàng trưng bày tại Hợp tác xã Thuận Hoà nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Hà Giang .
Tổ chức các hoạt động kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh với các siêu thị, hệ thống bán lẻ, chợ đầu mối và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản tại các tỉnh, thành. Cùng với đó, định kỳ tổ chức hội thi và trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP như cam Sành, mật ong Bạc hà, chè Shan tuyết, bò vàng chất lượng cao; qua đó nhằm tôn vinh, khẳng định giá trị sản phẩm.
Khảo sát, lựa chọn và hỗ trợ mở các gian hàng trưng bày, giới thiệu, quảng bá và bán các sản phẩm OCOP tại thành phố Hà Giang và các điểm có đủ điều kiện. Tập trung thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử, rà soát, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện xây dựng website để kết nối với sàn giao dịch thương mại điện tử; hướng dẫn đăng ký, mở gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước và quốc tế.
Cùng với đó, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát và thực hiện chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm; quản lý chất lượng sản phẩm trước khi quảng bá và đưa ra tiêu thụ trên thị trường để giữ vững thương hiệu sản phẩm OCOP Hà Giang.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.