Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 22 tháng 1 năm 2024 | 16:49

Khởi đầu ấn tượng, xuất khẩu rau quả "nổ đơn" chinh phục kỷ lục mới

Từ dư địa xuất khẩu kỷ lục của năm 2023, xuất khẩu rau quả tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, chưa tới 1 tháng đầu năm đã đạt gần nửa triệu USD, dự báo cả năm sẽ chinh phục kỷ lục mới đạt 6,5 tỷ USD.

Sầu riêng vẫn là mặt hàng "át chủ bài" trong năm nay.

Xuất khẩu rau quả của tiếp tục ghi dấu ấn

Năm 2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD, tăng 67% so với năm 2022, con số cao nhất từ trước đến nay. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam với kim ngạch năm 2023 đạt 3,64 tỷ USD, tăng tới 139,5% so với năm 2022 và chiếm 65% kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước trong năm ngoái.

Tới 15 ngày đầu tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước tiếp tục ghi dấu ấn. Theo Tổng cục Hải quan lĩnh vực nông nghiệp nửa đầu tháng 1/2024 ghi dấu ấn tượng bởi kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước tiếp tục duy trì đà tăng trưởng đạt 229,37 triệu USD, tăng tới 50%, tương đương kim ngạch tăng thêm hơn 76 triệu USD, đạt xấp xỉ con số của cả tháng 1/2023 là 240,47 triệu USD.

Báo cáo sơ bộ đến ngày 18/1 xuất khẩu rau quả ước đạt 459 triệu USD, tăng trên 89% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 12% so với tháng liền kề trước đó là tháng 12.2023.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau Quả Việt Nam khẳng định: “Sầu riêng vẫn là mặt hàng "át chủ bài" trong năm nay, đặc biệt, nhờ Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, chỉ riêng mặt hàng này sẽ đưa về khoảng 3,5 tỉ USD, gần bằng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả hàng năm của thời gian trước”. Bên cạnh đó, Nghị định thư về xuất khẩu dừa tươi cũng sẽ thúc đẩy xuất khẩu rau quả tăng mạnh.

Với sự lạc quan trong tháng đầu tiên của năm 2024, ông Đặng Phúc Nguyên tin rằng xuất khẩu rau quả của cả năm sẽ đạt kim ngạch đến 6,5 tỉ USD. Hiện nay, ngoài thế mạnh sầu riêng thì đang vào cao điểm xuất khẩu chuối và thanh long vào thị trường Trung Quốc.

Với chuối hiện đang vào cao điểm xuất khẩu. Theo ông Nguyên, cuối năm 2023 mùa đông đến trễ nên xuất khẩu chuối có phần chậm chạp do sản lượng chuối nội địa của Trung Quốc dồi dào. Tuy nhiên, hiện tại các đợt lạnh liên tục khiến nguồn cung chuối nội địa của Trung Quốc hạn chế. Nhiệt độ xuống dưới 10 0C, trái chuối trên cây bị bầm đen không bán được. Do đó, thị trường Trung Quốc đang khan hàng, xuất khẩu chuối đang thuận lợi.

Chế biến xoài đóng hộp để xuất khẩu đi EU.

Thêm một "điểm sáng" xuất khẩu rau quả là từ cuối năm 2023, Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dưa hấu tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này.

"Tổng kim ngạch xuất khẩu dưa hấu hàng năm khoảng 50 triệu USD, khi có Nghị định thư sẽ tăng lên đạt 70-80 triệu USD", ông Đặng Phúc Nguyên thông tin.

Bên cạnh đó, dừa tươi, thanh long, mít, xoài, chanh leo, bưởi...cũng là những mặt hàng chủ lực, trong đó, riêng xuất khẩu dừa trái hứa hẹn sẽ mang về 500-600 triệu USD trong năm nay nếu Nghị định thư được ký kết.

Với thanh long cũng đang phát triển tốt. Một mặt vì Trung Quốc đang vào mùa đông, nguồn cung nội địa không có. Trong khi thị trường đang vào cao điểm mùa tiêu thụ. Người Trung Quốc rất thích sử dụng quả thanh long làm vật phẩm thờ cúng trong dịp lễ tết. Mùa tiêu thụ thanh long của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc thường kéo dài từ đầu năm đến cuối tháng 5 hàng năm.

Được biết, hiện các cơ quan chuyên môn của Bộ NN&PTNT đang phối hợp với Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) gấp rút hoàn thiện hồ sơ mở cửa thị trường đối với 6 sản phẩm là trái cây có múi (bưởi, cam, quýt…), dừa, sầu riêng cấp đông, ớt, dược liệu và thủy sản đánh bắt tự nhiên. Khi 6 mặt hàng này được xuất khẩu chính ngạch, sẽ tạo dư địa tăng trưởng doanh thu hàng tỉ USD cho ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu "nổ đơn" rộn ràng

Xoay quanh câu chuyện rộn ràng kinh doanh mặt hàng nông sản Việt năm 2024 dịp đầu năm, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội nhận định đây là một năm kinh doanh bận rộn với gam màu tươi sáng.

Ông Nguyễn Đình Tùng, tổng giám đốc Công ty Vina T&T, cho biết doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu xoài An Giang đi Mỹ, Úc; xuất thêm sầu riêng đi Trung Quốc.

"Thị trường đang rất tốt, thuận lợi; những khách hàng từ thị trường truyền thống vẫn "nổ kín đơn". Chúng tôi cũng đang chuẩn bị hàng trái cây để xuất khẩu vào dịp cuối tháng này. Mọi thứ đang rất trơn tru", ông Tùng cho biết.

Thị trường "ruột" của Công ty Vina T&T là Mỹ, Úc, châu Âu, Trung Quốc, với các loại trái cây chính: sầu riêng, thanh long, xoài, chôm chôm, nhãn, bưởi, dừa, nên con số tăng trưởng năm qua là tăng 40%. Ông Tùng cũng lạc quan tin tưởng năm 2024, tăng trưởng xuất khẩu duy trì ở mức 2 con số vì tín hiệu thị trường đang khá thuận lợi.
Hiện rau quả là "anh cả" của tăng trưởng, cụ thể 15 ngày đầu tháng 1 đạt 459 triệu USD. Nếu so với cùng kỳ năm 2023, con số này đang tăng trên 89% và so với tháng liền kề trước đó là trên 12%.

Dù tăng trưởng ấn tượng tuy nhiên vẫn còn những yếu tố rủi ro khi đà hồi phục kinh tế thế giới vẫn khá mong manh, đặc biệt, sức mua hàng hóa năm 2024 vẫn chậm, hoạt động xuất khẩu càng thêm khó khi căng thẳng tại Biển Đỏ gây ảnh hưởng trực tiếp tới tuyến vận tải biển huyết mạch, đã đẩy chi phí vận chuyển hàng hóa sang các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Canada tăng mạnh.

Căng thẳng Biển Đỏ tác động tiêu cực đến thương mại quốc tế, hàng hóa vận chuyển bằng đường biển giữa Á - Âu và bờ Đông Bắc Mỹ mất nhiều thời gian, tốn kém hơn. Điều này gây bất lợi cho Việt Nam trong việc phục hồi xuất khẩu.

“Những tác động từ Biển Đỏ sẽ gây nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ nhưng sẽ thúc đẩy xuất khẩu Trung Quốc tăng mạnh", ông Đặng Phúc Nguyên lo lắng.

Trước thực tế này, Bộ Công Thương cũng đã khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp logistics cần theo dõi, cập nhật tình hình đến các doanh nghiệp để chủ động kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu. Đồng thời, tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn cung để hạn chế ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng, tìm hiểu về phương thức vận chuyển đường sắt để có lựa chọn khác về phương thức giao hàng.

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm với sầu riêng

Từ đầu tháng 2/2024, các mặt hàng nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU sẽ chịu giám sát an toàn thực phẩm tại cửa khẩu là: Ớt chuông, mỳ ăn liền và sầu riêng với tần suất kiểm tra tương ứng là 50%, 20% và 10%.

Theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU) về các biện pháp khẩn cấp và tạm thời đối với kiểm soát an toàn thực phẩm, sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa khẩu với tần suất 10%.

Nguồn tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, ngày 17/1/2024, EU đã đăng công báo Quy định thực hiện Quy chế (EU) 2024/286 ký ngày 16/1/2024, sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2019/1793 về việc tạm thời tăng cường các biện pháp kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu vào Liên minh một số hàng hóa từ một số nước thứ ba thực hiện Quy định (EU) 2017/625 và (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu.

Theo đó, các mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU sẽ chịu giám sát tại cửa khẩu là: Ớt chuông, mỳ ăn liền và sầu riêng với tần suất kiểm tra tương ứng là 50%, 20% và 10%.

Lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra về an toàn thực phẩm tại cửa khẩu với tần suất 10%.

Như vậy, đây là lần đầu tiên sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra về an toàn thực phẩm tại cửa khẩu với tần suất 10%.

Cũng tại Quy định này, đậu bắp và thanh long vẫn nằm trong phụ lục II (thêm yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng từ Việt Nam) với tần suất kiểm tra tương ứng là 50% và 20% tại cửa khẩu EU.

Quy định có hiệu lực 20 ngày sau ngày đăng công báo.

EU nhập khẩu hơn 160 tỷ USD các mặt hàng nông sản mỗi năm, trong đó chỉ khoảng 4- 5% từ Việt Nam. Mặc dù, thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn, nhưng kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD/ năm, chiếm tỷ trọng 15% tổng giá trị nông sản cả nước.

Năm 2023, chịu ảnh hưởng từ lạm phát và kinh tế tăng trưởng chậm, xuất khẩu nông thủy sản sang EU giảm 12,2%, với 5,34 tỷ USD. Hiện, giá trị và kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang EU vẫn ở mức thấp so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, cũng như nhu cầu nhập khẩu của EU.

EU là thị trường có nhu cầu lớn về nông sản nhưng đi kèm theo đó là tiêu chuẩn kỹ thuật với hàng nhập khẩu ngày càng cao.

Nông sản Việt Nam vào EU thời gian qua vẫn chưa đạt mức tăng trưởng như mong đợi, dù "cao tốc" EVFTA đã có hiệu lực từ 8/2020, nguyên nhân một phần là do các biện pháp phi thuế quan như biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) hay các rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT) vẫn là thách thức đối với nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang EU.

Để hàng nông sản Việt Nam có thể thâm nhập sâu vào thị trường EU, nông sản xuất khẩu phải thỏa mãn các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của EU; mặt khác, ở góc độ quốc gia cần tiếp tục thúc đẩy đàm phán để tránh việc bị EU áp các rào cản kỹ thuật không hợp lý.

Bên cạnh đó, người nông dân và doanh nghiệp phải đưa công nghệ truy xuất nguồn gốc vào từng khâu trong quá trình sản xuất nông sản xuất khẩu./.

 

Thanh Tâm (t/h theo diendandoanhnghiep, baodautu, tuoitre...)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top