Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 5 năm 2023 | 21:30

Kích cầu và tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản

Để tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong năm 2023, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó, đối với các nhóm sản phẩm chủ lực, với sản phẩm trồng trọt, toàn ngành sẽ tập trung tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá cho những sản phẩm đã được cấp phép tiếp cận thị trường xuất khẩu.

Để tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong năm 2023, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể. 

Nhiều dư địa xuất khẩu

Dữ liệu từ cơ quan quản lý cho biết, 4 tháng đầu năm, trong khi nhiều mặt hàng nông sản có dấu hiệu sụt giảm xuất khẩu, riêng ngành hàng rau quả lại có tín hiệu khả quan. Cụ thể, giá trị xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm 2023 đạt 1,39 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Trung Quốc dẫn đầu về tiêu thụ hàng rau quả của Việt Nam với trên 58% thị phần và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2022. Các mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh gồm: thanh long, sầu riêng, xoài, mít... Đặc biệt, sầu riêng là mặt hàng đóng góp lớn vào kết quả xuất khẩu ấn tượng của ngành rau quả những tháng đầu năm. Nếu tình hình thuận lợi, kim ngạch xuất khẩu trái cây này có thể đạt 1 tỷ USD trong năm nay.

Bà Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính nhận định, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc còn nhiều thách thức phải đối mặt như: Quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro; thị trường này ngày càng siết chặt hơn các quy định về chất lượng sản phẩm...

Theo ông Nguyễn Đình Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam, bởi Việt Nam và Trung Quốc có lợi thế về khoảng cách địa lý. Việt Nam có đường biên giới tốt và vận chuyển hàng hóa rất nhanh. Việc quản lý về hàng rào kỹ thuật do phía Trung Quốc yêu cầu hiện chúng ta đáp ứng khá tốt, nhưng khi sản lượng tăng, đây sẽ là vấn đề khó khăn trong quản lý mã số nhà máy đóng gói, mã số vùng trồng. Sau đó là quản lý làm sao để đảm bảo chất lượng, đảm bảo thương hiệu.

Để tăng cường xuất khẩu nông sản qua biên giới, bà Lê Thùy Vân cho rằng, cần nhanh chóng đẩy mạnh việc chuyển từ xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản Việt cũng như tạo cầu nối giữa DN Việt Nam với các DN phân phối, hệ thống siêu thị của Trung Quốc. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản của Việt Nam để có thể đáp ứng tốt hơn tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu...

Đẩy nhanh tiến độ thông quan

Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là việc xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu thường gặp cảnh ùn ứ. Để tăng cường xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu phía Bắc, giới chuyên gia cho rằng, cần có sự hỗ trợ rất lớn của chính quyền các địa phương và ngành Hải quan.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho biết, thời gian tới, ngành Hải quan sẽ tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian thông quan, tạo điều kiện tối đa để thực hiện thông quan nhanh chóng trong ngày đối với hàng hóa xuất khẩu; giải quyết ngay các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục thông quan.

Tổng cục Hải quan cũng đã chỉ đạo các chi cục hải quan tạo điều kiện và thực hiện thông quan ngay trong ngày đối với hàng hóa xuất khẩu là nông sản; thường xuyên trao đổi thông tin với cơ quan kiểm dịch để thực hiện nhanh chóng thủ tục cho DN.

Đối với việc kiểm tra, giám sát hàng nông sản xuất khẩu, cơ quan hải quan đã và đang tiếp tục xây dựng và nâng cao mô hình địa điểm kiểm tra hồ sơ tập trung; chủ động phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật về kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số HS, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra; Đẩy mạnh áp dụng nguyên tắc kiểm tra theo phương pháp phân luồng quyết định kiểm tra.

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc nổi đình đám nhất hiện nay là sầu riêng. 

Để tăng giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản trong năm 2023, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể. Trong đó, đối với các nhóm sản phẩm chủ lực, với sản phẩm trồng trọt, toàn ngành sẽ tập trung tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá cho những sản phẩm đã được cấp phép tiếp cận thị trường xuất khẩu trong năm 2022 như: Trung Quốc (chanh leo, sầu riêng, chuối), New Zealand (chanh, bưởi), Nhật Bản (nhãn), Hoa Kỳ (bưởi). Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá cho những sản phẩm mà thị trường truyền thống có nhu cầu lớn trong năm 2023 như: Hoa Kỳ (gỗ, hạt tiêu, cà phê), Trung Quốc (trái cây, rau quả), EU (rau quả, gỗ), Đông Bắc Á (rau quả, cây gia vị), ASEAN (gạo, gỗ); thị trường tiềm năng như Ả rập Xê út (gạo, chè, cà phê).

Thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam - châu Âu

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam cho biết tình hình xuất nhập khẩu nông sản giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) trong thời gian gần đây có dấu hiệu chững lại.  "Trong quý I/2023, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản đạt 1,2 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022 (khoảng 1,4 tỷ USD). Đây là một vấn đề đáng quan tâm, và chúng tôi rất vui khi được đón tiếp các thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe kiến nghị từ phía Eurocham, quan điểm của chúng tôi là làm sao thúc đẩy giao thương giữa hai bên".

Ông Gabor Fluit cho biết, với tình hình khó khăn chung của thế giới, kim ngạch xuất khẩu nông sản giữa Việt Nam và EU thời gian qua chỉ đạt hơn 13,7 tỷ USD, thấp hơn so với 15,2 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Trong đó lĩnh vực nông nghiệp chỉ đạt 1,2 tỷ USD.

"Sau một khoảng thời gian dài chịu tác động bởi các biến động trên thế giới, sức mua hàng của phương Tây cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt trong giai đoạn Covid-19, người dân chủ yếu mua các sản phẩm tiêu dùng trong nhà, ví dụ điển hình là đồ gỗ Việt Nam ghi nhận mức phát triển rất tốt" - ông Gabor nói. 

Chế biến tôm phục vụ xuất khẩu.

Để lấy lại đà tăng trưởng trong giao thương hàng hoá nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói chung, Thứ trưởng Trần Thanh Nam bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp cùng nhau xây dựng chuỗi nông sản an toàn từ trang trại, cánh đồng tại Việt Nam để xuất khẩu sang châu Âu. Đồng thời có thể phối hợp tổ chức diễn đàn để các doanh nghiệp và lãnh đạo phía châu Âu cùng Bộ NNPTNT trao đổi sâu hơn về hai nội dung. 

Một là trao đổi các quy định về an toàn thực phẩm và các thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và các hiệp hội hiểu được cơ chế vận hành của ngành nông nghiệp Việt Nam. Hai là hình thành chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm giữa các doanh nghiệp của hai nước.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh thêm: Việt Nam luôn mong muốn xây dựng được thương hiệu nông sản giảm phát thải khí nhà kính. Hiện, Bộ NNPTNT đang xây dựng Đề án Một triệu ha lúa giảm phát thải khí nhà kính với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới WB. Đây là dự án đầu tiên do WB tài trợ về trồng lúa giảm phát thải. 

Bên cạnh đó, Bộ cũng đang chỉ đạo xây dựng vùng cà phê ở Tây Nguyên và vùng trồng trái cây theo hướng giảm phát thải khí nhà kính. Thứ trưởng Trần Thanh Nam bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào các vùng nguyên liệu này để sản xuất ra các nông sản an toàn xuất khẩu sang châu Âu, hình thành chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm.

Về lĩnh vực chăn nuôi, Thứ trưởng mong muốn EuroCham hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang thị trường châu Âu thông qua việc kết nối, gặp gỡ các tập đoàn siêu thị lớn tại khu vực này.

Ông Gabor Fluit, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đánh giá cao đề xuất của Thứ trưởng Trần Thanh Nam về việc tổ chức hội nghị giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu vào quý III/2023. Năm 2019, Bộ NNPTNT và Eurocham đã phối hợp tổ chức thành công Diễn đàn Nông nghiệp Bền vững Việt Nam - EU, tạo dựng tiếng vang lớn. Phía Eurocham hi vọng có thể tổ chức diễn đàn trong năm nay.

Năm 2022, châu Âu là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 3 của Việt Nam, với kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD/năm, chiếm 15% tổng trị giá xuất khẩu nông sản. 

Trong đó, Việt Nam đang xuất khẩu sang châu Âu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, thủy sản, tiêu, điều, rau quả, gỗ và sản phẩm gỗ... Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ EU chủ yếu vật tư, thiết bị nông nghiệp, các sản phẩm chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu các sản phẩm sang thị trường này vẫn còn nhiều hạn chế. 

Một trong những thách thức chính đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam tới EU là đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của EU, nhất là trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhiều nhóm sản phẩm tiềm năng như rau củ quả, gạo và thực phẩm chế biến của Việt Nam vẫn chưa đạt đến mức số lượng cần thiết cho các đơn đặt hàng lớn của các siêu thị tại EU. 

"Các sản phẩm nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trưởng châu Âu phải đáp ứng được các yêu cầu về tăng trưởng xanh và giảm phát thải. Châu Âu cũng rất quan tâm đến việc xây dựng vùng nguyên liệu an toàn dịch bệnh đáp ứng được các tiêu chuẩn của thế giới và đánh giá cao những sáng kiến của Việt Nam trong lĩnh vực này" - ông Gabor Fluit thông tin. 

Với hơn 1.300 thành viên, EuroCham trở thành một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp thành viên của EuroCham hiện sở hữu 150.000 người lao động trên khắp Việt Nam, trong đó có nhiều doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp châu Âu cùng hợp tác thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản trong thời gian tới. 

Là người có thế mạnh về nông nghiệp, bản thân ông Gabor Fluit cho biết, sẽ ưu tiên các chủ đề tăng trưởng xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, mô hình kinh tế tuần hoàn để giải quyết các vấn đề về rác thải và thiếu nước... /.

 

Thanh Tâm (t/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top