Vụ lúa đông xuân 2022-2023, tỉnh Hậu Giang gieo cấy hơn 75.500 ha, vượt hơn 500 ha so với kế hoạch. Hiện, lúa đang vào vụ thu hoạch, năng suất cao hơn khoảng 50kg/công, giá bán dao động từ 6.600 - 7.500 đồng/kg, tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm ngoái.
Năng suất tăng
Vụ lúa đông xuân 2022-2023, nông dân tỉnh Hậu Giang gieo cấy được hơn 75.500ha, vượt hơn 500ha so với kế hoạch. Với các giống lúa gồm: OM 18, Đài thơm 8, OM 5451, RVT, ST 25, Jasmine 85… Hiện nay, một số vùng xuống giống sớm tại huyện Long Mỹ và Châu Thành A đã và đang vào vụ thu hoạch.
Theo người dân, thời tiết năm nay tương đối thuận lợi cho cây lúa phát triển, các loại dịch hại xuất hiện ít, nhất là dịch hại rầy nâu và bệnh bạc lá, đồng thời nông dân chủ động phòng ngừa và áp dụng tốt các quy trình canh tác theo hướng “3 giảm 3 tăng” hay “1 phải 5 giảm” nên nhìn chung các ruộng lúa của nông dân đều trúng mùa.
Lúa trúng mùa, giá bán cao đang tạo nhiều niềm vui cho nông dân khi vào vụ thu hoạch lúa Đông xuân sớm.
Cụ thể, năng suất lúa được đánh giá cao hơn so với năm trước. Vùng lúa tại ấp 6, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, đặc thù là vùng bị nhiễm phèn, mặn nên năng suất lúa chỉ dao động từ 600-700kg/công (một công 1.300m2), nhưng vẫn cao hơn khoảng 50kg/công so với cùng kỳ. Riêng các vùng lúa khác, theo đánh giá của bà con tại các ruộng lúa sắp đến ngày thu hoạch thì đối với giống lúa ST 25 sẽ đạt năng suất khoảng 900kg/công, đối với các giống lúa còn lại cũng đạt từ 1-1,1 tấn/công, thậm chí nhiều ruộng lúa còn đạt năng suất cao hơn mức 1,1 tấn/công.
Về năng suất lúa, ông Lâm Văn Việt, Trưởng trạm khuyến nông huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho biết, năm nay nông dân trong huyện xuống giống hơn 17.000ha lúa đông xuân. Ở những vùng nằm ngoài đê bao, do bà con xuống giống sớm để né mặn nên hiện tại đã bắt đầu thu hoạch. Long Mỹ là vùng bị nhiễm phèn, mặn nên năng suất lúa thường đạt từ 300-400kg/công. Năm nay, năng suất lúa toàn huyện dao động từ 600-700kg/công, cao hơn khoảng 50kg/công so với cùng kỳ. Với năng suất và giá bán lúa như hiện nay, sau khi trừ chi phí, bà con có nguồn lợi nhuận gần 40 triệu đồng/ha.
Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang cho biết, qua đánh giá sơ bộ từ các địa phương thì năng suất lúa vụ đông xuân năm nay đạt nhiều khả quan trên các giống lúa. Ngoài năng suất được đảm bảo, các địa phương trong tỉnh còn đẩy mạnh khuyến cáo và được bà con ủng hộ trong việc sử dụng giống lúa chất lượng cao, giống lúa đặc sản để canh tác, đồng thời triển khai nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất lúa theo hướng thông minh, tiết kiệm chi phí, an toàn thực phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị hạt gạo và nguồn thu nhập cho bà con. Tuy mới khởi động vào vụ thu hoạch lúa đông xuân nhưng có nhiều yếu tố thuận lợi, nhất là về giá bán nên đang tạo niềm phấn khởi và nhiều kỳ vọng cho nông dân tại các cánh đồng lúa trong tỉnh về một vụ mùa thắng lợi trên các mặt.
Niềm vui được giá
Theo ngành chức năng tỉnh Hậu Giang, giá lúa đông xuân đầu vụ đang ở mức hấp dẫn là do tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng đầu năm có nhiều khởi sắc, nhờ thị trường rộng, đồng thời giá gạo xuất khẩu cũng ở mức cao; trong đó có việc Trung Quốc mở cửa thị trường làm cho nhu cầu gạo xuất khẩu tăng mạnh.
Vụ lúa đông xuân 2022-2023, tỉnh Hậu Giang gieo cấy hơn 75.500 ha, vượt hơn 500 ha so với kế hoạch.
Đang thu hoạch 1ha lúa (giống lúa lùn Bến Tre), ông Trần Văn Thắng, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, (huyện Long Mỹ) cho hay, do nơi đây là vùng đất bị nhiễm phèn, mặn nên năng suất lúa tươi thường dao động từ 600-700kg/công. Tuy nhiên, bù lại giá bán năm nay ở mức cao nên phần nào làm giảm gánh nặng cho nông dân trước điều kiện mọi chi phí đầu tư cho cây lúa ở mức cao, nhất là tiền mua phân bón. Hiện, thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng có giá từ 7.100-7.200 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất trong nhiều vụ lúa đông xuân vừa qua.
Không riêng gì nông dân đang thu hoạch lúa cảm thấy phấn khởi mà những hộ chuẩn bị cắt lúa cũng có chung niềm vui với giá lúa đang ở mức hấp dẫn. Ông Lê Hồng Bảy, ở ấp 7, xã Lương Nghĩa tâm sự, còn ít ngày nữa là 1 ha lúa ST 25 của gia đình bước vào vụ thu hoạch. Những ngày qua, giá lúa nhích nhẹ lên từng ngày nên “cò lúa” thường xuyên đến đặt cọc tiền trước với giá 7.500 đồng/kg, nhưng gia đình chưa chịu bán. Hiện không riêng gì gia đình tôi mà hầu hết bà con ở đây cũng chưa muốn nhận tiền cọc. Bởi bà con tính đợi thêm ít ngày nữa để giá lúa tăng thêm đồng nào thì mừng đồng đó vì chi phí đầu tư vụ này đều tăng.
Hiện, lúa đang vào vụ thu hoạch, năng suất cao hơn khoảng 50kg/công, giá bán dao động từ 6.600 - 7.500 đồng/kg, tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg.
Hiện, tại nhiều cánh đồng lúa đông xuân ở Hậu Giang đang giá bán lúa tươi tại ruộng được bà con đã cân lúa hoặc nhận tiền cọc trước từ thương lái hay “cò lúa” có mức dao động từ 6.600-7.500 đồng/kg (tùy giống), tăng bình quân từ 500-1.000 đồng/kg so với vụ Đông xuân năm trước.
Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV, vụ đông xuân một số nơi có sự thay đổi lịch, xuống giống muộn hơn nên chưa có nhiều lúa để doanh nghiệp (DN) mua vào. Mặt khác, giá gạo xuất khẩu chào ở mức cao nên khách hàng cũng đang thăm dò. Còn DN cũng chưa mạnh dạn ký hợp đồng mới do lo ngại rủi ro.
Về nguyên nhân giá lúa tăng, ông Thành cho rằng, do một số hợp đồng của năm 2022 còn tồn đọng lại, các DN tranh thủ mua để giao cho khách hàng. Mặt khác, hiện tồn kho trong nước còn ít nên DN mua vào để có nguồn dự trữ, hơn nữa, vụ Đông Xuân là vụ lúa có chất lượng tốt, dẫn đến đẩy giá lúa lên. “Công ty chúng tôi cũng đang tập trung thu mua để có nguồn hàng, ký hợp đồng các đơn hàng XK mới cũng như cung cấp thị trường nội địa. Hiện, công ty đang thu mua lúa với giá từ 6.800- 7.100 đồng/kg (tùy vùng trồng và giống lúa).
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.