Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 12 tháng 2 năm 2024 | 11:53

Mở rộng vùng trồng cây ăn quả gắn với chế biến, đáp ứng mục tiêu xuất khẩu: Nghệ An tin tưởng bứt phá

Nghệ An xác định phát triển cây ăn quả là một trong những khâu đột phá trong thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Song, để hoàn thành mục tiêu, cần đồng bộ nhiều giải pháp.

“Cú hích” phát triển cây ăn quả

Nghệ An có diện tích đất đai rộng lớn, là tiềm năng để phát triển sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trên quy mô lớn, tập trung. Ngoại trừ một số cây ăn quả đã hình thành vùng hàng hóa tập trung nhưng chưa có công nghệ chế biến sau thu hoạch nên diện tích có xu hướng giảm mạnh như cam và dứa, số còn lại đa phần manh mún, nhỏ lẻ, nhiều nơi cây trồng chồng chéo, có nơi còn để đất hoang hóa, hoặc để cây trồng không có hiệu quả chiếm giữ đất. Bên cạnh đó, nguồn lực lao động dồi dào, nhưng một lượng lớn phải ly hương.

Nhiều hộ dân mạnh dạn đưa các loại cây ăn trái vào canh tác.

Nhằm giải quyết những tồn tại, vướng mắc trên, trong Đề án phát triển cây ăn quả gắn với công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2021 – 2030, Nghệ An xác định mục tiêu đạt 50.000ha cây ăn quả, giá trị sản xuất 8.500 - 9.000 tỷ đồng; hình thành và phát triển sản phẩm hàng hóa từ trái cây để xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu đạt 80 - 100 triệu USD và giải quyết cho khoảng 50.000 lao động có việc làm thường xuyên. Diện tích mở rộng 27.198ha cây ăn quả, chủ yếu ở đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả và trên đất lúa cấy cưỡng.

Để đạt được mục tiêu, trước mắt, Nghệ An tập trung cải tạo, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống; đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các viện, trung tâm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm nghiên cứu, chọn tạo, phục tráng, du nhập, nhân các giống cây ăn quả có năng suất cao, chất lượng tốt vào địa phương, nhưng phải phù hợp với môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng.

Bên cạnh đó, đầu tư thâm canh, đưa giá trị sản xuất cây ăn quả đạt 180 – 220 triệu đồng/ha (áp dụng quy trình sản xuất được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP đạt 300 - 500 triệu đồng/ha). Nghệ An khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiếp tục đầu tư kinh phí, xây dựng các nhà máy chế biến, bảo quản trái cây theo dây chuyền công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Thu hút ít nhất 3 cơ sở chế biến với công suất 200.000 – 250.000 tấn sản phẩm/năm.

Đẩy mạnh liên kết sản xuất, hướng dẫn nông dân thành lập HTX, tổ hợp tác, trang trại. Tập trung đào tạo, tập huấn khuyến nông, nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ, đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn tiêu thụ trong hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại và giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử.

UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi trong phát triển mở rộng diện tích cây ăn quả đến năm 2030. Theo đó, mức hỗ trợ đầu tư kinh phí phát triển sản xuất hơn 337 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến, bảo quản, đóng gói sản phẩm; 120 tỉ đồng hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm; 11 tỉ đồng phát triển thị trường tiêu thụ...

Bà Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, cho biết: Đây là những hướng đi mới, tập trung vào một số sản phẩm rất đặc thù của địa phương, nhằm khai thác triệt để các lợi thế, thế mạnh của từng vùng, từng huyện, từng xã. Tuy nhiên, để các đề án của ngành Nông nghiệp được triển khai có hiệu quả, yếu tố then chốt vẫn là ý chí, nghị lực, khát vọng làm giàu của người dân. Mà yếu tố quan trọng là nâng cao năng lực làm việc theo nhóm, theo tổ, theo mô hình liên kết..., từ đó mới tạo thành sức bật của từng vùng.

Khi đó, các đơn vị tiêu thụ sản phẩm sẽ yên tâm khai thác vùng nguyên liệu sẵn có ở địa phương và đây là cơ sở để thu hút  doanh nghiệp xây dựng các nhà máy, các cơ sở sơ chế, chế biến sản xuất tại vùng nguyên liệu. Người dân với sự liên kết chặt chẽ ấy sẽ tạo thành mối quan hệ thống nhất trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ…, tạo nên yếu tố thị trường và cơ hội thành công trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Lộ trình phát triển cho từng địa phương

Đến năm 2025, Nghệ An phấn đấu đạt 30.000ha cây ăn quả (diện tích đã có 22.802ha), tránh tình trạng sản xuất dàn trải, chồng chéo, đảm bảo hiệu quả 140 - 160 triệu đồng/ha. UBND tỉnh đã phân giao chỉ tiêu cho các huyện, thị, khi thực hiện mở rộng diện tích phải sản xuất các nhóm cây đúng như quy định ban hành.

Cam Xã Đoài là một trong những sản phẩm cây ăn quả chủ lực của Nghệ An.

Để nâng cao giá trị sản xuất cây ăn quả chủ lực của địa phương, Nghĩa Đàn đã triển khai đề án “Phát triển mở rộng diện tích cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2030”. Huyện đã xây dựng nhiều mô hình như trồng và thâm canh cây ăn quả như chanh leo, nho, bưởi, ổi..., bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Ông Nguyễn Viết Trung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, cho biết: “Thời gian qua, ngành Nông nghiệp huyện triển khai 6 mô hình cây ăn quả, bao gồm chanh leo, xoài keo, gai xanh và 2 mô hình về phục tráng cây cam và cây ổi. Hiện các mô hình phát triển tương đối tốt, tạo hướng đi mới cho nông dân để tăng thu nhập. Sản phẩm ăn quả của Nghĩa Đàn sẽ được nâng cao thông qua việc đẩy mạnh quy trình sản xuất, tăng cường kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ cây trồng, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Không chỉ riêng Nghĩa Đàn, với những nỗ lực và lộ trình phát triển riêng của từng huyện, hy vọng sẽ tạo bước tiến mới trong việc phát triển cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm của Nghệ An, đóng góp tích cực để Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và năm 2030 đạt mục tiêu đề ra.

Xây dựng thương hiệu nông sản

Nghệ An có nhiều loại nông sản như lạc, mận Tam Hoa, bí rẫy, khoai sọ, dưa chuột Mông, chè Shan Tuyết, nghệ, gừng, cam, hồng, bưởi, chuối… cần xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường.

Ông Phạm Văn Hóa, Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An, phân tích: Nghệ An có rất nhiều sản phẩm về cây ăn quả có giá trị nhưng đó không phải là sản phẩm đặc trưng bởi nhiều địa phương khác cũng có thể sản xuất được. Vì vậy, phải chọn lựa sản phẩm độc đáo để tập trung quảng bá rộng rãi trên thị trường. Khi có sản phẩm khác biệt, sẽ phải có tiêu chuẩn chất lượng, và phải có chiến lược marketing rõ ràng, bài bản.

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ từ đó mới tạo thành sức bật của từng vùng.

Để xây dựng thương hiệu cho nông sản, ông Hóa cho rằng, các cấp, các ngành cần quan tâm tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp thiết lập các vùng chuyên canh sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao. Thực hiện chính sách khuyến khích xây dựng và bảo hộ các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, truyền thống của các địa phương. Ngoài ra, cần tăng cường hướng dẫn và quản lý doanh nghiệp bằng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tích cực doanh nghiệp về vốn, khoa học công nghệ, thương mại…, thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu cho nông sản.

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top