Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024 | 20:49

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó đưa ra mục tiêu đến năm 2030, sản lượng sắn vượt 12 triệu tấn, xuất khẩu đạt 2 tỷ USD…

Xuất khẩu sắn vẫn chủ yếu phụ thuộc thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, quý 1/2024, Việt Nam xuất khẩu 944.936 tấn sắn và sản phẩm từ sắn, thu về 430,4 triệu USD, giảm 3,3% về lượng nhưng tăng 15,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này do giá sắn xuất khẩu trung bình tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước, từ mức 381,3 USD/tấn hồi quý 1/2023 lên mức 455,5 USD/tấn trong quý 1/2024.

Trung Quốc chiếm 91,52% sản lượng sắn xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2023

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu sắn Việt Nam, với lượng xuất khẩu 890.554 tấn trong quý đầu năm 2024, tăng nhẹ 0,5%; kim ngạch đạt 400,12 triệu USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Tại thị trường Trung Quốc, giá sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu trung bình đạt 449,2 USD/tấn, tương ứng tăng 19,8% so với mức 374,8 USD/tấn ghi nhận tại cùng kỳ năm trước.

"Năm 2023, diện tích sắn trên cả nước đạt khoảng 511,5 nghìn ha, giảm 18,8 nghìn ha so với năm 2022; năng suất trung bình đạt 204 tạ/ha, tăng khoảng 3,6 tạ/ha và sản lượng ước đạt 10,43 triệu tấn củ tươi, giảm khoảng 196,3 nghìn tấn so với năm 2022".

Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường còn lại đều giảm cả về sản lượng và giá trị. Cụ thể, Hàn Quốc giảm tới 96% về lượng so với cùng kỳ năm trước, còn 1.460 tấn; Nhật Bản giảm 77%, còn 403 tấn; Philippines giảm 33,9%, đạt 6.118 tấn và Đài Loan (Trung Quốc) giảm 1,2%, đạt 15.696 tấn.

Từ đầu tháng 1/2024 đến nay, giá củ sắn tươi tại khu vực miền Trung trở ra phía Bắc tiếp tục tăng, đẩy giá thành sản xuất tăng cao. Mặc dù giá mua vào sản phẩm tinh bột sắn của khách hàng Trung Quốc theo đường bộ (DAF) có tăng nhẹ, nhưng chưa đạt kỳ vọng của các nhà máy sắn Việt Nam. Xu thế tăng giá mua vào sản phẩm tinh bột sắn của khách hàng Trung Quốc chưa thích ứng kịp với biên độ tăng giá bán ra của các nhà máy sắn Việt Nam.

Nhìn lại năm 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,95 triệu tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, giảm 9,1% về lượng và giảm 7,3% về trị giá so với năm 2022. Tính riêng mặt hàng sắn, năm 2023, xuất khẩu sắn đạt 821,51 nghìn tấn, trị giá 231,64 triệu USD, tăng 8% về lượng và tăng 4,9% về trị giá so với năm 2022. Giá xuất khẩu sắn bình quân năm 2023 ở mức 282 USD/tấn, giảm 2,9% so với năm 2022.

Năm 2023, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 91,52% về lượng và chiếm 90,99% về trị giá trong tổng xuất khẩu của cả nước, đạt 2,7 triệu tấn, trị giá 1,18 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng và giảm 7,7% về trị giá so với năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2023 ở mức 438,9 USD/tấn, tăng 1,7% so với năm 2022.

Thúc đẩy ngành sắn phát triển bền vững

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đề án sẽ góp phần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến sắn; thúc đẩy chế biến sâu, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường; sử dụng tối đa các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất, chế biến sắn.

Bên cạnh đó, phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ sắn trên cơ sở lấy doanh nghiệp làm trung tâm, hợp tác xã và tổ hợp tác là cầu nối giữa doanh nghiệp và hộ gia đình trồng sắn.

"Tầm nhìn đến năm 2050, ngành hàng sắn của Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững, 70 - 80% diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững, sản lượng sắn tươi dùng để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol, mỳ chính...) chiếm trên 90%, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 2,3 - 2,5 tỷ USD".

Đề án đưa ra mục tiêu đến năm 2030, diện tích trồng sắn cả nước khoảng 480 - 510 nghìn ha, sản lượng củ tươi đạt 11,5 - 12,5 triệu tấn, định hướng phân bố tại 5 vùng trọng điểm gồm: Trung du miền núi phía Bắc; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ.

Phấn đấu đến năm 2030, sản lượng sắn tươi cả nước đạt khoảng 11,5 - 12,5 triệu tấn, trong đó sản lượng sắn tươi dùng để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol, mỳ chính...) chiếm khoảng 85%. Diện tích trồng sắn sử dụng giống đúng tiêu chuẩn chất lượng đạt 40 - 50%. Diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%.

Về chế biến sắn, tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp nhà máy chế biến các sản phẩm từ sắn (tinh bột, etanol, mỳ chính...).

Đồng thời, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chế biến bánh kẹo, nha đường gluco, mỳ ăn liền, thức ăn chăn nuôi... sử dụng sắn và tinh bột sắn làm nguyên liệu. Ưu tiên sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong chế biến sắn để nâng cao chất lượng, sử dụng tối đa sản phẩm phụ, bảo vệ môi trường. Mục tiêu xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch 1,8 - 2 tỷ USD vào năm 2030.

Giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thực hiện thành công Đề án này phát triển ngành sắn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương xác định quy mô vùng trồng sắn trong quy hoạch của tỉnh và các định hướng khác có liên quan. Cùng với đó, thực hiện đồng bộ giải pháp hỗ trợ thu hút doanh nghiệp đầu tư, thúc đẩy hình thành chuỗi liên kết; hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác; trọng tâm là hỗ trợ thành lập mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã sản xuất sắn.

Đẩy mạnh ứng dung tiến bộ khoa học vào ngành sắn, Đề án chỉ rõ cần phải thu thập, trao đổi, lưu giữ nguồn gen các giống sắn phục vụ công tác chọn tạo giống; nghiên cứu chọn tạo, nhập nội các giống sắn mới có năng suất cao, hàm lượng tinh bột cao, có khả năng chống chịu với sinh vật gây hại như khảm lá sắn, chổi rồng, thối củ...

Nhân rộng và hoàn thiện hệ thống nhân giống sắn theo 3 cấp (giống gốc/giống đầu dòng, giống cấp 1, giống cấp 2), trong đó tập trung vào các giống sạch bệnh, giống mới có năng suất, chất lượng cao tại các địa phương để từng bước nâng cao tỷ lệ sử dụng giống sắn đúng tiêu chuẩn chất lượng. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện và chuyển giao vào thực tiễn các quy trình kỹ thuật sản xuất sắn theo hướng bền vững tại các vùng sinh thái; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển sắn...

Đối với xuất khẩu sắn, cần các giải pháp giữ vững thị trường tiêu thụ sắn hiện có (Trung Quốc, Hàn Quốc...). Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường (EU, Đông Bắc Á...), tháo gỡ rào cản thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm sắn Việt Nam được tiêu thụ rộng trên thị trường thế giới.

Tại thị trường trong nước, ngoài việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ sắn, các địa phương cần tiếp tục thu hút doanh nghiệp chế biến bánh kẹo, nha đường gluco, mỳ ăn liền, thức ăn chăn nuôi... sử dụng sắn và tinh bột sắn làm nguyên liệu để tăng chuỗi giá trị ngành hàng sắn.

 

Theo vneconomy.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top