Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 24 tháng 1 năm 2024 | 10:21

Nhộn nhịp làng hoa Sa Đéc những ngày cận Tết

Không khí se lạnh nhưng nhộn nhịp cả khu chợ, các con đường quanh Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, hình ảnh tất bật của bà con nông dân chuẩn bị cho Tết cổ truyền dân tộc. Tại đây, người dân luôn nêu cao tiêu chí “Phát triển du lịch không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn là trách nhiệm và niềm từ hào về quê hương xứ sở”.

Nhộn nhịp ngày cận Tết

Vào những ngày đầu tháng Chạp, đến Sa Đéc, chứng kiến bà con nông dân ngoài đồng chăm sóc những cây hoa, cây kiểng để phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán, không khí thật nhộn nhịp.

Làng hoa Sa Đéc hay còn gọi là làng hoa Tân Quy Đông, được mệnh danh là Đà Lạt 2, nơi đây cung cấp hoa và cây giống hoa kiểng nổi tiếng trong cả nước.

Ở đây hầu hết các bà con nông dân đều sở hữu cho mình ít nhất vài ngàn mét vuông hoa kiển, cứ mỗi độ xuân về bà con náo nức cùng nhau chuẩn bị, gieo trồng chăm sóc nâng niu từng cây hoa cho đến khi hoa nở rộ. Trao đổi với chị Nguyễn Thị Nghĩa, chủ trang trại hoa Chín Nghĩa tại làng hoa Sa Đéc, chị cho biết: Năm nay, thấy cũng hiu quá em ơi, chứ mọi năm là giờ nhộn nhịp dữ lắm, nhưng mà hổng làm thì nó hổng vui. Nghề từ ông nội chị để lại rồi, giờ hổng làm thấy buồn lắm, kệ… mình làm ít ít cũng vui nữa, nhà chị có 4 công (4.000 mét vuông) chị trồng vạn thọ, cúc mâm xôi với tùm lum hết em ơi...

Vườn hoa Chín Nghĩa tại làng hoa Sa Đéc, Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.

Xung quanh, xe tải, ghe chở hàng cặp bến sông liên tục, lấy hàng chở đi khắp cả nước với truyền thống thấy hoa là thấy Tết. Người đi mua sắm chưa đông như những năm trước, nhưng người đi sắm Tết, nhà ai cũng  mua cả chục chậu hoa vạn thọ hay vài chậu cúc mâm xôi để chưng trước cửa nhà để thêm sắc vàng rực rỡ. 

Phát triển du lịch không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn là trách nhiệm và niệm tự hào về quê hương xứ sở

Năm qua, kinh tế khó khăn nhưng với người dân bản địa ở đây họ vẫn náo nức chuẩn bị cho những ngày cuối năm với tin thần “Phát triển du lịch không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn là trách nhiệm và niệm tự hào về quê hương xứ sở”. Luôn mong muốn làm đẹp cho quê hương, đất nước thêm xuân, tô thêm vẻ đẹp của một vùng quê truyền thống gắn bó với nghề mà ông cha để lại.

Lịch sử làng hoa Sa Đéc đã hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20, bấy giờ ở vùng Tân Quy Đông chỉ có vài hộ trồng hoa để trang trí dịp Tết (tiêu biểu là vườn hoa Tư Tôn được xây dựng 1941). Thấy hoa hợp đất nở đẹp, dần dần số hộ trồng hoa đã tăng lên và mục đích kinh doanh được xác định. Về sau lan rộng ra các vùng như rạch Sa Nhiên, phường An Hòa, xã Tân Khánh Đông, và phường 3 thuộc TP. Sa Đéc.

Đến nay, Sa Đéc có tổng diện tích trồng hoa là hơn 500 ha, với trên 2.300 hộ dân, 2.000 loài hoa kiểng khác nhau, trở thành một trong những vựa hoa kiểng lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam.

Người dân ấp dụng trồng hoa trên dàn ở ruộng cho nước vào để đạt hiệu quả trong việc phòng chống con trùng và vận chuyển dễ hơn

Người dân ấp dụng trồng hoa trên dàn ở ruộng cho nước vào để đạt hiệu quả trong việc phòng chống côn trùng và vận chuyển dễ hơn.

Trước đây làng hoa kiểng Tân Quy Đông chỉ kinh doanh theo mô hình “cha truyền con nối”, và cũng chưa được đầu tư đúng mức nên đã trải qua nhiều lúc thăng trầm. Sau khi bước vào giai đoạn hội nhập, có cơ hội vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các vườn hoa Tân Quy Đông đã khởi sắc và được đầu tư cơ sở hạ tầng, bổ sung nhiều giống hoa quý hiếm mới lạ, xây dựng trung tâm lai tạo nhân giống cấy mô, lập chợ đầu mối để tiêu thụ hoa kiểng… những yếu tố này đã góp phần tích cực đưa làng hoa Tân Quy Đông phát triển, mở rộng và bước vào thời kỳ hoàng kim.

Cũng trong khoản thời gian đó, họ phát triển và nhân giống thêm nhiều loại hoa đẹp quý hiếm và có cây kiểng lên đến hàng trăm tuổi, không chỉ là vùng cung cấp hoa lớn nhất cả nước mà còn xuất khẩu sang các nước như: Lào, Campuchia, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc… Từ đó, khi nhắc đến làng hoa Sa Đéc, mọi người đều nhớ đến đây là làng hoa nức tiếng của đồng bằng sông Cửu Long.

 

Võ Dương
Ý kiến bạn đọc
Top