Hiện nay, hàng ngàn tấn bí đỏ của nông dân xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) giảm giá sập sàn nhưng không có bóng dáng thương lái nào đến thu mua khiến nông dân đứng ngồi không yên.
Theo người dân trồng bí đỏ, năm ngoái, giá bí bán tại ruộng dao động từ 7.000 - 12.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm giá lên 15.000 đồng/kg, năm nay rớt xuống còn từ 1.800 - 3.000 đồng/kg (tùy theo từng loại bí). Trong khi đó, mỗi hécta bí phải đầu tư khoảng 15 - 20 triệu đồng, chưa tính công chăm sóc 6 tháng mới cho thu hoạch, nên nông dân thua lỗ nặng.
Bà Nguyễn Thị Định nhìn bí đỏ chất đống ngoài ruộng, buồn rầu nói: “Chưa năm nào giá bí đỏ rớt thê thảm như năm nay. Những năm trước, sau khi trừ chi phí giống, phân bón, công chăm sóc, gia đình thu về cũng được tầm 20 triệu đồng/ha. Năm nay, gia đình tôi trồng 1,5 ha bí, nếu bán được hết với giá hiện tại thì vẫn không đủ tiền đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, so với những hộ khác thì gia đình tôi trồng diện tích ít nên thiệt hại cũng không đáng kể, có những hộ trồng với diện tích nhiều, càng thua lỗ nặng, có thể mất hàng trăm triệu đồng.
Một hộ dân trồng bí đó vận chuyển từ trên rẫy về khu vực tập kết.
Ông Nguyễn Tấn Huy trồng bí ở gần đó thì như đang ngồi trên đống lửa vì 4 ha bí đỏ, sản lượng ước đạt 40 tấn quả nhưng đến nay đã đến lúc thu hoạch mà không thấy thương lái tới mua. Bí rớt giá thê thảm chỉ còn 1/3 so với các năm trước và tồn đọng đầy nương rẫy. Ông Huy cho biết: “Diện tích tăng, trong khi đầu ra tiêu thụ chậm khiến các hộ trồng bí gặp khó khăn. Nông dân xã như đang ngồi trên đống lửa. Chúng tôi mong muốn có sự chung tay “giải cứu” bí đỏ, giúp bà con gỡ lại phần nào chút vốn liếng đã bỏ ra”.
Theo bà Hồ Thị Nho, một thương lái ở TX. Ninh Hoà, giá bí đỏ giảm mạnh, ngoài nguyên nhân do diện tích trồng bí ở địa phương tăng, nguồn cung ùn ứ thì còn nguyên nhân khác khiến bí đỏ không có đầu ra là vì nhiều tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước… cũng tăng diện tích trồng bí nên các thương lái không ra thu mua nhiều như các năm trước. “Năm nay, bí rẻ như cho nhưng tôi cũng không dám ôm hàng vì sợ bán không được”, bà Nho nói.
Hàng ngàn tấn bí đỏ còn tồn đọng khiến cuộc sống người nông dân trở nên khó khăn.
Trước tình hình trên, chính quyền thị xã Ninh Hòa đã triển khai hỗ trợ, giới thiệu bí đỏ của bà con cho các khách hàng, doanh nghiệp trên địa bàn tiêu thụ hàng trăm tấn. Địa phương cũng đang vận động các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp tiếp tục tiêu thụ nhằm giảm bớt khó khăn cho người dân địa phương.
Theo UBND xã Ninh Sơn, qua thống kê, diện tích trồng bí của bà con ở địa phương năm nay tăng lên đến 450ha, gấp đôi so với năm trước. Người dân chủ yếu trồng bí bánh xe, bí đậu, bí hồ lô… Nguyên nhân diện tích bí đỏ tăng như vậy là do năm trước giá bí rất cao nên năm nay nông dân chuyển sang trồng nhiều, cộng với việc cây keo trúng lứa thu hoạch đầu năm nên diện tích đất trống nhiều. Về lâu dài, để hạn chế những thiệt hại như vụ bí đỏ này, nông dân cần tuân thủ theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp.
So với các chính sách trước đây, Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định số 100/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH) có hiệu lực từ 01/8/2024 có nhiều ưu đãi hơn cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê và khuyến khích tư nhân tham gia xây dựng NƠXH, được thể hiện qua các điều kiện ưu đãi về lãi suất cho vay và thời hạn vay tối đa.
Ngày 17/9/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập (1994 - 2024) tại thành phố Vinh (Nghệ An), điểm khởi đầu của một hành trình nhân văn, tràn đầy hoài bão với những bước đi tiên phong sáng tạo trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và tư vấn đầu tư cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.