Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 8 năm 2023 | 15:10

Quả nhãn trên nền tảng số

Kênh thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang được tỉnh Hưng Yên cùng các bộ, ngành liên quan tập trung phát triển nhằm đưa quả nhãn vươn xa.

Tuy nhiên, TMĐT cũng còn một số hạn chế nếu như trong quá trình giao dịch, người bán không nắm kỹ các nguyên tắc ký kết hợp đồng thương mại.

Hiệu quả kinh doanh trên nền tảng số

Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, hoạt động vận chuyển hàng hóa nói chung và các sản phẩm nông sản đến thời kỳ thu hoạch nói riêng, bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhờ vào công nghệ thông tin mà các sàn TMĐT đã đưa hàng hóa tiêu thụ ở nhiều nơi, giúp cho hoạt động giao thương không bị ngưng trệ.

Lần đầu tiên, ngày 3/8/2021, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế (Bộ Công Thương) phối hợp cùng sàn thương mại điện tử Sendo đưa nhãn lồng của Hưng Yên lên bán trên sàn thương mại điện tử Sendo.

Ký kết đưa sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên lên sàn TMĐT.

Đồng thời, tỉnh Hưng Yên cũng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản với 15 điểm cầu tỉnh, thành trong nước, gần 60 điểm cầu chính ở 21 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Theo thống kê, năm 2021, Hưng Yên  tiêu thụ được hàng trăm tấn nhãn cho sàn TMĐT, giúp nhà vườn ổn định cuộc sống, nhất là chính vụ thu hoạch cũng là giai đoạn cao điểm về dịch bệnh.

Năm 2022, rút kinh nghiệm năm trước, Bưu điện tỉnh Hưng Yên kết hợp Trung tâm kinh doanh TMĐT Postmart triển khai nhiều giải pháp như: xuống từng hộ, HTX trồng nhãn hướng dẫn người dân tiếp cận và làm quen với phương thức kinh doanh trên nền tảng số;  cách thức đăng bán sản phẩm, tối ưu gian hàng trên sàn, theo dõi đơn hàng, giao dịch trên sàn…

Postmart.vn đã đưa lên sàn nhãn tươi, nhãn sấy, các chế phẩm từ nhãn (mật ong hoa nhãn…) của hơn 15 HTX. Mỗi HTX trung bình gồm 40 hộ nông dân kinh doanh. Đội ngũ Postmart đã phát triển hơn 600 nhà cung cấp tham gia bán hàng trên sàn. Trong đó có gần 200 nhà cung cấp có tài khoản và đưa các sản phẩm từ nhãn lên sàn. Ngoài ra, trung bình mỗi nhà cung cấp có 5-10 sản phẩm, tổng số sản phẩm ước hơn 300 mặt hàng, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. 

Thông qua các sàn TMĐT, năm qua, nhà vườn tỉnh Hưng Yên  tiêu thụ được trên 500 tấn nhãn lồng. 

Mới đây, tỉnh Hưng Yên tổ chức Hội nghị kết nối xuất khẩu nhãn và các sản phẩm chế biến từ nhãn sang thị trường Nhật Bản. Đây là bước khởi đầu cho hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giữa các doanh nghiệp, HTX, nhà vườn trồng nhãn Hưng Yên với các doanh nghiệp, thương nhân có nhiều kinh nghiệm, uy tín tại Nhật Bản.

Đại diện một doanh nghiệp đang làm việc với đối tác Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm: Người Nhật ăn bằng tai và tận hưởng bằng mắt trước khi thưởng thức bằng miệng. Do vậy, quả nhãn Hưng Yên cần gắn liền với câu chuyện đặc sản tiến vua, được trồng và chăm sóc bởi những nhà nông giàu kinh nghiệm.

Để chuẩn bị cho các đơn hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp, trang trại, nhà vườn trên địa bàn Hưng Yên sẽ thành lập Hiệp hội nhãn lồng Hưng Yên và cam kết chịu trách nhiệm về sản phẩm nhãn do mình cung cấp, đảm bảo chất lượng và số lượng theo đơn đặt hàng.

Cần sự liên kết chặt chẽ

Nói về hiệu quả TMĐT đối với việc tiêu thụ nhãn lồng, ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hàm Tử, Giám đốc HTX nhãn Miền Thiết, cho biết: Những năm dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nếu không có sàn TMĐT, không biết người nông dân nói chung và người trồng nhãn ở Hưng Yên nói riêng tiêu thụ sản phẩm bằng cách nào. Hàng nghìn tấn nhãn không tiêu thụ được đồng nghĩa với việc có hàng trăm hộ nông dân trồng nhãn rơi vào cảnh “vỡ nợ”.

Nhãn lồng đặc sản Hưng Yên.

Tuy nhiên, ông Thế cũng thẳng thắn chỉ ra những bất cập khi tham gia tiêu thụ sản phẩm trên sàn TMĐT hiện nay. Theo ông Thế, nhãn lồng là loại trái cây tươi sử dụng có thời hạn, nếu không bảo quản tốt, khó có thể vận chuyển đi xa. TMĐT lại không thể giúp cho người trồng nhãn làm được việc này. Nhà vườn rất mong được hỗ trợ trong khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Do đó, nếu trong quá trình giao dịch qua TMĐT, nông dân không nắm chắc được điều này, trái cây rất dễ bị khách hàng trả lại do không đảm bảo chất lượng.

“Thủ phủ” nhãn lồng Hưng Yên đang vào mùa thu hoạch chính vụ. Toàn tỉnh hiện có 5.000ha nhãn, trong đó khoảng 4.800ha cho thu hoạch. 

HTX nhãn Trịnh Tiệp đã và đang thu hoạch  nhãn sớm, bán với giá 50.000 - 150.000 đồng/kg, tùy loại. 

Trong khi đó, giá long nhãn cũng ở mức khá cao, khoảng 270.000 - 300.000 đồng/kg.

Điểm hạn chế nữa không chỉ có riêng đối với các sản phẩm nông sản, mà nó là hạn chế của rất nhiều giao dịch thương mại khác, đó là việc khách hàng “bom hàng” khi đặt hàng qua các sàn giao dịch TMĐT. Ông Thế cho hay, nhiều khách hàng đặt hàng qua sàn TMĐT, sau khi hai bên đã thống nhất, nhưng khi tiến hành giao hàng đến địa điểm đã được định trước thì không thấy có người nhận. Điều này mới xảy ra đối với các giao dịch nhỏ, khối lượng ít, tuy nhiên; nếu trong một ngày mà có nhiều đơn hàng như vậy được giao đến mà không có người nhận thì người bán hàng sẽ bị thiệt hại rất lớn.

Do đó, ông Thế cho rằng, người trồng nhãn hoặc HTX giao dịch trên sàn TMĐT, nếu không có những đơn hàng lớn cho siêu thị, hay các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây uy tín thì nguy cơ trái cây bị trả lại, hoặc không có người nhận là rất cao, gây thiệt hại không nhỏ. Vì thế, rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng khi bà con giao dịch trên các sàn TMĐT.

Đặc biệt, cần có doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực chế biến sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông nghiệp, để đồng hành cùng người trồng nhãn. Vừa tiêu thụ được sản phẩm, vừa nâng cao giá trị trái cây, từ đó tăng thêm thu nhập cho người trồng nhãn và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Lấy mong muốn của ông Thế làm kết cho bài viết: “Người trồng nhãn Hưng Yên muốn tiêu thụ được đặc sản quê hương, ngoài áp dụng khoa học kỹ thuật thì không thể thiếu công nghệ thông tin, nhất là các sàn TMĐT, nhưng chưa đủ nếu như không có sự liên kết của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Có như vậy, nhãn lồng Hưng Yên mới đi được xa, người trồng nhãn mới có cuộc sống sung túc, đầy đủ, doanh nghiệp mới hoạt động tốt và lâu dài”.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top