Dự báo sản lượng tôm toàn cầu giảm trong nửa đầu năm 2024, nhưng nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và phát triển ngành tôm.
Theo VASEP dự báo sản lượng tôm toàn cầu giảm trong nửa đầu năm 2024, nhưng nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức cao, đặc biệt là ở Mỹ và Trung Quốc. Các nước cần chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và phát triển ngành tôm.
Mặc dù dự báo sản lượng giảm so với năm trước, Ecuador vẫn duy trì vị thế dẫn đầu về sản xuất tôm toàn cầu. Các trang trại quy mô nhỏ gặp khó khăn do chi phí tăng cao, trong khi các trang trại quy mô vừa có xu hướng sáp nhập để tăng sức cạnh tranh. Dịch bệnh vẫn là một thách thức lớn đối với ngành tôm Ecuador, đòi hỏi các biện pháp quản lý và phòng ngừa hiệu quả.
Sản xuất tôm tại Indonesia đang trì trệ do nhiều yếu tố, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh. Việc cải tiến kỹ thuật nuôi, đặc biệt là kỹ thuật phòng ngừa dịch bệnh, là rất cần thiết để ngành tôm Indonesia phát triển bền vững.
Việt Nam cần chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm để duy trì và phát triển ngành tôm.
Với Ấn Độ, ngành tôm đang có những bước tiến khả quan, dự kiến sản lượng tăng 10% trong năm nay. Chi phí sản xuất thấp nhờ mật độ thả giống thấp là một lợi thế của Ấn Độ.
Tại Thái Lan, nước này tập trung vào sản xuất tôm chất lượng cao, giá trị gia tăng cho thị trường nội địa. Xu hướng sử dụng di truyền học để cải thiện giống tôm đang được quan tâm.
Còn tại Việt Nam, ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khâu thủy sản nước ta. Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ tư thế giới; các sản phẩm tôm xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia. Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40 - 45% tổng giá trị xuất khâu thủy sản, tương đương 3,5 - 4 tỷ USD; giải quyết việc làm cho trên 3 triệu lao động.
Hiện nay, ngành tôm Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn như ao nuôi lão hóa, dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng cao… Dịch bệnh TPD (bệnh đốm trắng) được dự báo sẽ diễn biến phức tạp hơn, gây áp lực lớn lên sản lượng tôm. Ngành tôm Việt Nam cần có những giải pháp căn cơ để khắc phục tình trạng này, như cải tạo ao nuôi, áp dụng công nghệ mới, phòng chống dịch bệnh hiệu quả...
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn cho rằng, ngành tôm muốn phát triển phải ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất để tạo động lực nâng cao năng suất, chất lượng. Điều này quyết định sự cạnh tranh của con tôm nước ta với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc sản xuất phải chú trọng bảo vệ môi trường, giảm phát thải.
Đồng quan điểm với ông Thứ trưởng Tiến, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia mong muốn thời gian tới người nông dân cần sản xuất có trách nhiệm để ngành hàng tôm phát triển: “Mong bà con tuân thủ các quy trình, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và tuân thủ cả vấn đề chất lượng sản phẩm, yêu cầu của thị trường. Nếu không thì chúng ta không thể vượt qua được các rào cản của thị trường quốc tế, sắp tới là cả thị trường trong nước. Người tiêu dùng trong nước hiện nay cũng yêu cầu có những tiêu chuẩn cần thiết”.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.