Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 25 tháng 2 năm 2023 | 13:25

Sớm hoàn thiện để vươn xa

Những ngày gần đây, thông tin việc Nhật Bản tạm dừng nhập khẩu thanh long ruột đỏ giống LĐ1 khiến không ít doanh nghiệp, nhà vườn trồng giống này lo lắng.

Tìm hiểu được biết, từ năm 2009, Nhật Bản đã cho phép nhập khẩu thanh long ruột trắng của Việt Nam. Năm 2017, quả thanh long ruột đỏ được cấp phép xuất khẩu sang Nhật Bản. Tháng 10/2021, Nhật Bản đã đồng ý bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm thanh long Bình Thuận.

Vậy đâu là nguyên nhân Nhật tạm dừng nhập thanh long ruột đỏ LĐ1? Qua tìm hiểu biết, Nhật Bản mới chỉ chấp nhận nhập khẩu giống thanh long ruột đỏ LĐ1. Mới đây phía bạn đưa ra yêu cầu: Giống LĐ1 nhưng phải là giống có bản quyền .

Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit sẵn sàng chia sẻ bản quyền thanh long ruột đỏ.

Đây thực sự là vấn đề mới đối với nhà vườn, doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ruột đỏ nói riêng và nhà vườn, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trái cây nói chung. Nói vậy vì, lâu nay, nhà vườn ở ta chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên chưa quen với khái niệm bản quyền giống cây trồng; chủ yếu là tự nhân giống, mua bán trôi nổi và dùng “chùa”.

Tìm hiểu sâu, được biết, có bản quyền giống là điều kiện bắt buộc để được cấp mã số vùng trồng. Hiện bản quyền giống thanh long ruột đỏ LĐ1 nguyên gốc của Viện Cây ăn quả miền Nam đã bán bằng bảo hộ giống cây trồng cho Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit năm 2017 với thời gian bảo hộ 20 năm. 

Ngược dòng thời gian để thấy việc yêu cầu giống có bản quyền không phải là điều gì mới mẻ. Nói vậy vì vùng hoa Đà Lạt (Lâm Đồng) đã gặp yêu cầu này khi muốn xuất khẩu hoa ra nước ngoài từ lâu.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, khoảng 70% các giống cúc, hồng, cẩm chướng đã rất cũ, số còn lại là nhân giống trái phép nên hoa của nông dân và một số công ty trong nước ở Đà Lạt – vùng trồng hoa chủ lực của nước ta, rất khó xuất khẩu. Mỗi năm Đà Lạt xuất khẩu hơn 3 tỉ cành hoa (chiếm 10% tổng sản lượng hoa Đà Lạt), thu về 48 triệu USD/79 triệu USD từ xuất khẩu hoa của cả nước nhưng cũng chỉ tương đương số tiền phải chi để nhập giống hoa.

Theo các chuyên gia, việc sử dụng và nhân giống không có bản quyền về lâu dài sẽ làm mất niềm tin của các công ty, đối tác nước ngoài đối với sản xuất  hoa cũng như trái cây của ta, nhất là về công tác quản lý giống, dẫn đến hệ lụy hạn chế kết nối và chuyển giao bản quyền giống. Đồng thời tạo điểm “nghẽn” trong xuất khẩu. Đây là việc cần nhanh chóng tháo gỡ để xuất khẩu nông sản, nhất là đối với trái cây và hoa, những nông sản chúng ta có lợi thế.

Theo các chuyên gia cũng như những chủ doanh nghiệp sản xuất và tham gia xuất khẩu nông sản nói chung, trái cây và hoa nói riêng, việc đầu tiên là phải tổ chức lại sản xuất, tập trung các hộ sản xuất cùng một sản phẩm trên địa bàn vào hợp tác xã có sự tham gia với vai trò trung tâm của doanh nghiệp.

Thứ hai, tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc tham gia sản xuất, kinh doanh trong tổ hợp tác, hợp tác xã. Đồng thời với phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về sở hữu trí tuệ nói riêng nhằm nâng cao nhận thức của nhà nông, nhà vườn, doanh nghiệp về bản quyền nói chung, bản quyền giống cây trồng nói riêng.

Thứ ba, phải siết chặt kỷ cương việc sản xuất, kinh doanh cây giống để đảm bảo các cơ sở này sản xuất, kinh doanh giống có bản quyền.

Thứ tư, Nhà nước cần sớm hoàn thiện thể chế, cơ chế nhằm hỗ trợ việc thu hút các công ty công nghệ sinh học trong nước cũng như trên thế giới tham gia vào nghiên cứu giống, nhằm chủ động nguồn giống có bản quyền, phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Việc dùng giống có bản quyền là thông lệ quốc tế bình thường và là sự công bằng trong sản xuất.

Thứ năm, hiện nay, nhiều nền kinh tế, nhất là những nền kinh tế phát triển - cũng là những thị trường nhập khẩu nông sản chính của nước ta đặt ra những quy định khắt khe liên quan đến môi trường. Ví dụ như: xu hướng xanh  đã hình thành nên quy tắc chơi mới - áp dụng thuế suất cao đối với sản phẩm có “dấu chân cacbon lớn - tạo nhiều phát thải khí nhà kính”. Đây là vấn đề rất mới, chúng ta phải kịp thời nắm bắt để xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của ta không bị bất ngờ khi đối tác áp dụng.

Thứ sáu, các doanh nghiệp với vai trò dẫn dắt cần thường xuyên cập nhật yêu cầu từ các thị trường để chuẩn bị từ sớm, từ xa, không bị động, bất ngờ trước các yêu cầu ngày càng khắt khe, chặt chẽ của thị trường hay những giải pháp nâng chất lượng để tăng cạnh tranh của các nước xuất khẩu khác.

Thứ bảy, nông sản canh tác hữu cơ hiện có giá cao, nhiều thị trường lớn có nhu cầu cao. Ngành nông nghiệp cùng các địa phương, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chuỗi ngành hàng từ nông sản hữu cơ.

Mong rằng ngành nông nghiệp, các địa phương và những doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ để nông sản Việt ngày càng đi nhiều, đi xa với giá trị cao.

 

 

Hiền Trang
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top