Khế là một trong những loại trái cây chứa hàm lượng canxi dồi dào. Dùng nước ép khế có thể ngăn ngừa loãng xương và các bệnh xương khớp mãn tính.
Quả khế có khả năng ức chế một số vi khuẩn thường gặp như E. coli, Salmonella typhi, Microbial bacillus cereus,…
Lá khế có đặc tính sát trùng, giảm dị ứng, có thể dùng để chữa ung nhọt, bệnh chàm, rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Vitamin B9, B5 và vitamin A trong quả khế có tác dụng bảo vệ thành mạch, làm sạch mạch máu và ngăn ngừa các bệnh lý về tim.
Tác hại của quả khế nếu dùng sai cách:
Khế là loại quả quen thuộc được nhiều người ưa thích, tuy nhiên loại quả này lại vô cùng có hại cho người mắc bệnh thận, người bị suy thận có thể thiệt mạng chỉ vì ăn một quả khế.
Người bị bệnh thận nếu ăn khế có thể dẫn tới nguy hiểm, thậm chí mất mạng là thông tin được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh.
Nguyên nhân là do chất caramboxin có trong khế. Caramboxin là độc chất thần kinh đặc biệt có hại cho những người bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo.
Những người với thận khỏe mạnh, bình thường có thể tiêu hóa và thải chất này ra khỏi cơ thể, tuy nhiên, người có vấn đề về thận thì lại không thể thải được độc chất này.
Các triệu chứng ngộ độc caramboxin sau khi ăn khế bao gồm: Nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, tâm thần hoảng loạn… Một số trường hợp mất mạng do ăn khế ở những người suy thận đã được ghi nhận. Cơ chế gây ngộ độc chưa được làm rõ, do phát hiện còn quá mới, chỉ cách nay vài năm.
Ngoài độc tố trên, trong khế cũng có hàm lượng acid oxalic khá cao so với các loại trái cây khác. Acid oxalic mới được xem là chất phản dinh dưỡng.
Những người bị sạn thận không nên ăn khế quá nhiều, vì với hàm lượng cao oxalic như thế, sỏi thận dễ tái phát.
Ngoài ra, chúng ta biết rằng khế là một loại quả có tính lạnh, vì vậy nếu những người có tỳ vị hư hàn, dạ dày ăn khế sẽ làm nặng thêm chứng khó tiêu và ảnh hưởng không tốt đến cảm giác thèm ăn.
Trên đây là những tác hại của quả khế nếu dùng sai cách. Hãy cẩn thận khi ăn khế nhé mọi người./.