Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 3 tháng 4 năm 2023 | 16:47

Tăng sức cạnh tranh cho ngành logistics và phát triển nông nghiệp hàng hóa

Hiện tại, các địa phương đang đẩy mạnh quy hoạch, hình thành vùng hàng hóa quy mô lớn; xây dựng chuỗi liên kết, cho giá trị kinh tế cao và ưu tiên phát triển thị trường dịch vụ logistics, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của DN dịch vụ logistics.

Mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì). Ảnh: Nguyễn Quang

Hà Nội: Mở rộng vùng nông nghiệp hàng hóa

Để tiếp tục phát huy hiệu quả, thời gian tới, thành phố sẽ xây dựng các mô hình tập trung, tích tụ ruộng đất nông nghiệp, tạo tiền đề thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì) là vùng đất bãi ven sông Hồng, phù hợp phát triển cây rau, nên xã đã quy hoạch vùng trồng rau tập trung khoảng 91ha, tạo thuận lợi cho người dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Đức Phát (xã Yên Mỹ) Nguyễn Mạnh Hồng cho biết, hiện hợp tác xã có 2,5ha rau thủy canh trong nhà màng, cho thu hoạch hơn 7 tấn rau các loại/năm... Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, hợp tác xã trồng thêm dưa lưới trong nhà màng trên diện tích 1.000m2, thu hoạch được khoảng 2,4 tấn dưa/vụ với lợi nhuận 70 triệu đồng.

Còn theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Bùi Công Thản, huyện đã hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, như: Sản xuất rau an toàn diện tích 545ha; 1.159ha nuôi trồng thủy sản; sản xuất lúa hàng hóa rộng 1.745ha... Huyện cũng đã xây dựng và phát triển được 14 mô hình liên kết chuỗi trong trồng trọt, chăn nuôi và giết mổ; 15 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.

Thực hiện Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 25-2-2022 của UBND thành phố về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, thành phố đã phân vùng phát triển nông nghiệp, nông thôn dựa trên đặc điểm địa hình, tiểu vùng sinh thái khác nhau: Vùng đồi gò, vùng đồng bằng và vùng đất bãi ven sông. Theo đó, đến nay, Hà Nội đã chuyển đổi được hơn 40.227ha đất lúa sang các mô hình sản xuất nông nghiệp mới. Đây là điều kiện thuận lợi cho Hà Nội đẩy mạnh phát triển tại các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa, gồm: 35 vùng trồng lúa, 104 vùng trồng rau, 56 vùng cây ăn quả, 6 vùng chè, 66 vùng nuôi trồng thủy sản; 48 khu chăn nuôi tập trung với 3.800 trang trại quy mô lớn ngoài khu dân cư.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho hay, việc hình thành vùng nông nghiệp hàng hóa đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã đưa tiến bộ khoa học, công nghệ cao vào sản xuất theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường. Qua đó, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao, bảo đảm hiệu quả, bền vững.

Thực tế, việc phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung vẫn gặp một số khó khăn, như: Một số địa phương thực hiện quy hoạch vùng sản xuất còn lỏng lẻo, đầu tư cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có nhiều vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ...

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Văn Hưng, huyện đang trong quá trình phát triển thành quận, nên diện tích đất nông nghiệp giảm dần; số lượng lao động trong nông nghiệp có xu hướng dịch chuyển sang lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp.

Để nông nghiệp phát triển theo hướng đô thị, sinh thái, huyện quy hoạch 4 vùng sản xuất nông nghiệp có lợi thế, gồm: Vùng trồng cây ăn quả; vùng trồng rau an toàn; vùng trồng lúa chất lượng cao; vùng nuôi trồng thủy sản. Cùng với đó, huyện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để tạo ra sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu thị trường.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục tham mưu để thành phố có những chính sách, giải pháp xây dựng các mô hình tập trung, tích tụ ruộng đất, tạo tiền đề thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp; xây dựng chuỗi giá trị nông sản chủ lực. Cùng với đó, thành phố sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng ở các vùng chuyển đổi, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm; khai thác có hiệu quả diện tích đất bãi sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông Đuống để tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng trang trại gắn với du lịch sinh thái; tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các khâu sản xuất, quản lý và phân phối sản phẩm nông nghiệp.

Để quy hoạch vùng nông nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển của Thủ đô, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Thị Lan cho rằng, quy hoạch vùng nông nghiệp của Hà Nội cần tuân thủ tiêu chí phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái kết hợp với phát triển du lịch và chú trọng bảo vệ môi trường, gìn giữ các vành đai xanh. Đồng thời, Hà Nội cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học có trọng tâm, trọng điểm, gắn với chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến và chuyển đổi số, coi đây là một trong những động lực và giải pháp có tính chất quyết định sự thành công của việc tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; chuyển từ nền nông nghiệp có sản lượng cao sang nền nông nghiệp hiệu quả, giá trị cao.

Thanh Hóa: Xuất khẩu nông sản nỗ lực tìm kiếm thị trường

Từ đầu năm 2023 đến nay, hoạt động xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp trong cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn do thị trường, đơn hàng sụt giảm mạnh. Để duy trì ổn định sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh đang nỗ lực tiết giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, linh hoạt tìm kiếm thị trường.

Chế biến dứa tại Công ty CP Chế biến và Xuất khẩu nông sản Việt, phường Long Anh (TP Thanh Hóa).

Công ty TNHH Tư Thành, địa chỉ Lô 05, Khu Công nghiệp (KCN) Đình Hương - Tây Bắc Ga (TP Thanh Hóa) là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm củ, quả xuất khẩu, gồm vải, dưa chuột và dứa đóng hộp. Sản phẩm của công ty hiện có mặt tại thị trường các nước châu Âu và Trung cận Đông.

Bà Đồng Thị Tuyết Anh, Giám đốc Công ty TNHH Tư Thành, cho biết: Tuy 3 tháng đầu năm 2023, lượng hàng hóa xuất đi của doanh nghiệp đạt giá trị 1.300 USD, tăng 150% so cùng kỳ, nhưng là các đơn hàng đã ký hợp đồng từ cuối năm 2022. Còn đầu năm 2023 đến nay, công ty chưa ký được đơn hàng mới. Không ký được đơn hàng mới, bà Tuyết Anh cho rằng, ngoài ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga – Ucraine, suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến sức mua giảm mạnh nên khách hàng không dám ký hợp đồng thu mua sản phẩm. Để đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động cũng như tiêu thụ nguồn nguyên liệu cho bà con nông dân, công ty đã thực hiện nhiều giải pháp để duy trì, giữ chân khách hàng truyền thống như chậm thanh toán cho khách hàng quen từ 1 - 2 tháng, chấp nhận lợi nhuận gần như bằng 0...; đồng thời, nỗ lực tìm kiếm đơn hàng mới.

Là đơn vị chuyên chế biến dứa gai, vải thiều đóng hộp xuất đi các nước Nga, Ả Rập, Anh, Pháp, Ba Lan và các nước châu Á với số lượng hàng trăm tấn mỗi năm nhưng đến hết quý I-2023, Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, xã Trung Thành (Nông Cống) chỉ đạt sản lượng hàng xuất khẩu bằng 1/8 so với cùng kỳ.

Ông Lê Trường Tùng, giám đốc công ty, cho biết: Do từ đầu năm đến nay, công ty không ký được đơn hàng mới nên buộc phải giảm công suất từ 20 tấn dứa/ngày xuống còn 2 - 2,5 tấn/ngày. Do giảm công suất của nhà máy nên ngày làm việc của người lao động được bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc vào 16 giờ cùng ngày, kéo theo thu nhập giảm từ 8 - 9 triệu đồng/người/tháng xuống còn 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Trong khó khăn, doanh nghiệp đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp để giữ vững các thị trường, khách hàng truyền thống, đồng thời tìm kiếm thêm khách hàng mới...

Về tình trạng này, theo nhận định từ Phòng Chế biến và Thương mại nông sản, Chi cục Quản lý Chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa, thì xuất khẩu nông sản những tháng đầu năm nay tuy có những khó khăn nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, khả năng quý II-2023, thị trường xuất khẩu nông sản sẽ khởi sắc. Do đó, để hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh, đơn vị sẽ thường xuyên tổng hợp và cập nhật thông tin về thị trường nông sản xuất khẩu. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành và cơ quan Trung ương để nắm bắt thông tin thị trường, kịp thời thông tin đến doanh nghiệp, đơn vị sản xuất chế biến những cảnh báo, quy định mới của thị trường xuất khẩu.

Được biết, để hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm tìm giải pháp tháo gỡ các rào cản thương mại, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản, trong đó có các mặt hàng nông sản xuất khẩu.

Cùng với đó, tỉnh Thanh Hóa đã và đang xây dựng mã số vùng trồng cho các vùng nguyên liệu và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu đầu tư kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của những thị trường khó tính. Đồng thời, định hướng cho các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại đã ký kết, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho ngành logistics

Xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển KT-XH, tỉnh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để ngành logistics tiếp tục vượt qua những khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển xứng tầm với tiềm năng.

Giữa bất ổn toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh trong 3 tháng đầu năm 2023 vẫn đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 1,75% so với cùng kỳ năm 2022. Có được kết quả này phải kể đến những đóng góp không nhỏ của hơn 30 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực logistics trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động vận chuyển hàng hóa tại Công ty Cổ phần Giao nhận kho vận Mê Linh. (Ảnh: Nguyễn Lượng)

Thời gian qua, các DN logistics đã có những bước phát triển đáng kể, từng bước tham gia tích cực hơn vào hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Nhiều giải pháp công nghệ được các DN ứng dụng trong quản lý kho bãi, quản lý phương tiện, quản lý hàng hóa giúp hoạt động dịch vụ logistics được thực hiện tốt hơn.

Mặc dù có bước phát triển mạnh mẽ, song các DN logistics vẫn chưa khai thác hết được lợi thế địa - kinh tế và tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Vĩnh Phúc được coi là một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư ở khu vực phía Bắc với 828 dự án DDI và 449 dự án FDI đến từ 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Nhưng thực tế cho thấy, các DN logistics chưa tận dụng tối đa được lợi thế này. Số lượng DN tham gia cung ứng dịch vụ logistics còn khiêm tốn, đa phần là DN nhỏ và vừa, chưa thật sự chuyên sâu.

Nhận thấy rõ tiềm năng và xu thế phát triển, tỉnh chủ động đề ra nhiều giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics, góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.

Đó là tập trung xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa trong tỉnh, liên kết vùng và hội nhập quốc tế; đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ loigistics, cảng cạn.

Đẩy mạnh kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, phát huy tối đa vận tải đa phương thức, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải; phát triển sàn giao dịch vận tải hàng hóa gắn với thương mại điện tử, hướng tới phát triển logistics xanh.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực logistics, góp phần cải thiện mội trường đầu tư kinh doanh.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, tạo động lực để phát triển hệ thống logistics của tỉnh, đóng vai trò hỗ trợ kết nối và thúc đẩy phát triển KT-XH, tỉnh cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành, sớm đưa vào hoạt động Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc.

Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng ưu tiên phát triển thị trường dịch vụ logistics, tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của DN dịch vụ logistics bằng cách đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới trong phát triển dịch vụ logistics, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ các DN phát triển logistics theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Dưới góc độ DN, ông Nguyễn Quốc Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Giao nhận kho vận Mê Linh chia sẻ: “Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, công ty đã chủ động xây dựng các nhóm giải pháp trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý, tận dụng tối đa các cơ hội của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong đó, tập trung đào tạo nguồn nhân lực logistics, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các khâu, tạo đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí; bám sát vào các chính sách của Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương.

Ngoài ra, công ty cũng áp dụng chính sách 1 nhân viên có thể làm tốt nhiều vị trí để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu công việc”./.

 

Thanh Tâm (T/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top