Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 4 tháng 12 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024 | 14:37

Tăng trưởng xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Singapore

Quý I/2024, nhiều mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Singapore ghi nhận sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể, Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore; đồng thời lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường này.

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng được lợi thế về logistics cũng như giảm thiểu các chi phí sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu nông, thủy sản vào Singapore.

Bứt phá mạnh mẽ

Theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ 2, Indonesia xếp thứ 3, Trung Quốc xếp thứ 4, và Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore.

Theo thống kê, thị phần thủy sản của thị trường Singapore nhìn chung vẫn được chia đều cho các đối tác do mỗi nước đều có những thế mạnh xuất khẩu riêng. Trong đó, 6 quốc gia có thị phần lớn nhất chiếm từ 9%-13%, cụ thể Malaysia (13,60%), Na Uy (11,45%), Indonesia (11,13%), Trung Quốc (10,15%), Việt Nam (8,58%) và Nhật Bản (8,34%).

Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh và cá chế biến. Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 tăng 3,22% (giá trị xuất khẩu đạt hơn 24 triệu SGD).

Đối với mặt hàng gạo, theo thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp của Singapore, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng trưởng rất tốt, đạt kim ngạch khoảng 36,15 triệu SGD, tăng 80,46% so với cùng kỳ 2023.

Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần. Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

Chú trọng chất lượng sản phẩm

Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Singapore, trong chính sách đa dạng nguồn cung, Singapore liên tục tìm kiếm, mở rộng và đa dạng hóa thị trường nhập khẩu bằng nhiều hình thức khác nhau.

Điều này bảo đảm an ninh nguồn cung thực phẩm cho Singapore, đồng thời khiến cho sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu nông, thủy sản vào Singapore ngày càng lớn. Mặt khác, tình trạng lạm phát gia tăng cũng là thách thức không nhỏ cho các ngành hàng nông nghiệp các nước xuất khẩu vào Singapore, trong đó có Việt Nam.

Do đó, để giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản.

Một số vụ việc liên quan đến thu hồi sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam gần đây tại Singapore do đối tác không tuân thủ về dãn nhãn cảnh báo thành phần dị ứng và một số điều kiện nhập khẩu, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đặc biệt lưu ý cập nhật các quy định của địa bàn, giữ uy tín chất lượng và thương hiệu sản phẩm của Việt Nam.

Với mặt hàng gạo, để tăng thêm thị phần và duy trì bền vững vị trí dẫn đầu, cạnh tranh được với sản phẩm gạo của Ấn Độ và Thái Lan, cần sự hỗ trợ góp sức của các bộ ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp, tăng sự hiện diện sản phẩm trên địa bàn, duy trì chất lượng hàng hóa.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường, thời gian vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Singapore đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến thương mại, trưng bày sản phẩm, tăng sự hiện diện mặt hàng gạo Việt Nam tại địa bàn; hỗ trợ đưa đoàn từ Singapore về tham gia các hoạt động xúc tiến mặt hàng gạo tại Việt Nam.

 

Theo nhandan.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi ích kép từ nuôi sâu canxi, trùn quế

    Lợi ích kép từ nuôi sâu canxi, trùn quế

    Nuôi sâu canxi giúp tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp, xử lý phân chuồng hiệu quả, chống ô nhiễm môi trường và tạo thành ấu trùng sâu làm nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm.

  • Thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ trồng quýt

    Thu hơn trăm tỷ đồng một năm từ trồng quýt

    Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hiện có trên 800 ha quýt, trong đó có trên 500 ha quýt đang cho thu hoạch, phần lớn diện tích là giống quýt sen. Dự kiến sản lượng quýt của địa phương năm nay đạt trên 6.000 tấn, trung bình đạt 12 tấn/ha, thu về khoảng 140 tỷ đồng.

  • Nuôi tôm công nghệ cao lợi nhuận mỗi ha từ 700 - 800 triệu đồng/vụ

    Nuôi tôm công nghệ cao lợi nhuận mỗi ha từ 700 - 800 triệu đồng/vụ

    Nuôi tôm công nghệ cao là mô hình nuôi thủy sản đang được ưu tiên phát triển ở khu vực ven biển của tỉnh Bến Tre. Thực tế cho thấy, nếu mô hình này được đầu tư đúng mức, áp dụng tốt các kỹ thuật vào sản xuất thì cho hiệu quả kinh tế rất cao.

  • Thọ Xuân đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

    Thọ Xuân đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao

    Ghi nhận thành quả mà huyện Thọ Xuân đã đạt được trong việc thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM. Mới đây, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì và công bố huyện Thọ Xuân đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023.

  • Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Đưa sản phẩm OCOP phát triển xứng tầm

    Để nâng cao hơn nữa hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, các sản phẩm OCOP của các hợp tác xã và làng nghề tập trung thúc đẩy quảng bá, giới thiệu, kết nối và phát triển các kênh phân phối sản phẩm OCOP trên thị trường nước ngoài.

  • Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.

Top