Hội nghị kết nối cung - cầu nông sản, thực phẩm an toàn là chương trình nhằm đẩy mạnh kết nối các cơ sở sản xuất kinh doanh, tiêu thụ nông sản, thực phẩm trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa, góp phần nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thị nông sản, thực phẩm .
Theo kế hoạch, Hội nghị diễn ra trong 5 ngày (từ 9 - 13/11), tại Quảng trường Lam Sơn (TP Thanh Hóa) với 6 hoạt động liên quan, gồm: Tuyên truyền quảng bá, Hội nghị thương thảo ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn, Trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa, Lễ khai trương trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa, Hội nghị kết nối cung - cầu các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa và Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng truyền thông và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản của tỉnh...
Gian hàng của huyện miền núi Ngọc Lặc trưng bày giới thiệu những sản phẩm OCOP đặc trưng
Trong đó, 200 gian hàng của các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tinh và các tỉnh khác sẽ chính thức khai trương, trưng bày và giới thiệu vào sáng 9/11. Hoạt động này sẽ thu hút sự tham gia đông đảo của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương trên địa bàn tỉnh và một số doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị khai trương trưng bày các gian hàng cho Hội nghị kết nối cung - cầu, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2023.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn, thăm và kiểm tra các gian hàng của hội nghị cung cầu nông sản
Tại buổi kiểm tra, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, các đơn vị huyện, thị xã, thành phố tham gia gian hàng tăng cường đưa các sản phẩm có chất lượng và thể hiện được đặc trưng, thế mạnh của địa phương vào trưng bày, giới thiệu, vừa đáp ứng tiêu chí trưng bày, vừa đáp ứng nhu cầu tham quan, mua sắm của người dân.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cũng đề nghị Ban tổ chức, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia gian hàng cần làm tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho hoạt động của đơn vị cũng như hoạt động tham quan, mua sắm của nhân dân. Qua đó góp phần vào thành công của Hội nghị kết nối cung - cầu và trưng bày giới thiệu nông sản, thực phẩm an toàn năm nay.
Các sản phẩm OCOP của các huyện, thị xã, thành phố đã có mặt tại các gian hàng
Theo ghi nhận thực tế, 200 gian hàng có 40 gian hàng của các huyện, thị xã, thành phố, 10 gian hàng của các tổ chức hiệp hội, 134 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh danh trong tỉnh và 16 gian hàng của 8 doanh nghiệp đến từ các tỉnh bạn như: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Quảng Nam, Thái Bình...; nhiều ngành hàng của các tổ chức cũng đang tích cực sắp xếp, bài trí. Các sản phẩm nông sản, thực phẩm phong phú về chủng loại và có chất lượng tốt, thể hiện được đặc trưng vùng miền của mỗi địa phương.
Đơn vị tổ chức sự kiện đang gấp rút hoàn thành các công đoạn cuối cùng phục vụ hội nghị. Khẩu hiệu, băng rôn, áp phích thông tin về hội nghị cũng đã được treo trên các tuyến phố, trục đường chính của TP Thanh Hóa.
So với các chính sách trước đây, Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định số 100/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH) có hiệu lực từ 01/8/2024 có nhiều ưu đãi hơn cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở cho thuê và khuyến khích tư nhân tham gia xây dựng NƠXH, được thể hiện qua các điều kiện ưu đãi về lãi suất cho vay và thời hạn vay tối đa.