Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 16 tháng 2 năm 2023 | 10:17

Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính: Cần sự liên kết lớn giữa Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nông hộ

Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cảnh báo: “Thị trường Trung Quốc khi mở cửa sẽ thu hút doanh nghiệp Việt xuất khẩu nông sản nhưng không nên nghĩ đó là thị trường dễ tính như trước đây.

Bây giờ, Trung Quốc đã nâng cấp tất cả các tiêu chí về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cách thức, mẫu mã sản phẩm, truy xuất nguồn gốc theo quy chuẩn quốc tế…”.

Nhiều đơn hàng - doanh nghiệp vừa mừng, vừa lo

Ngay sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, đơn hàng đặt mua thanh long ở Long An tăng đột biến. Giá thanh long tại vườn cách đây hơn 1 tháng chỉ khoảng 5.000 - 10.000 đồng/kg thì nay tăng vọt lên 25.000 - 32.000 đồng/kg, và dự báo còn tăng trong thời gian tới.

Nguyên nhân khiến giá thanh long tăng mạnh trở lại là do khan hàng, sản lượng ít. Ảnh: Nguyễn Quang

Nhiều doanh nghiệp loay hoay về vốn để đẩy mạnh kế hoạch thu mua nông sản. Ảnh: Nguyễn Quang

Theo ông Nguyễn Thanh Tựu, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất - Nhập khẩu Nông sản Thanh Huệ (Châu Thành - Long An), vựa thanh long lớn nhất Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đang khan hàng để cung cấp cho thị trường Trung Quốc dù giá tăng gấp 2-3 lần. Bởi, các đơn hàng xuất khẩu chủ yếu cung ứng cho EU, Trung Đông, Ấn Độ đã ký ổn định trước đó. Để cung ứng nguồn hàng thanh long cho thị trường Trung Quốc, hiện nay chỉ có vài doanh nghiệp đủ năng lực huy động. Đây là số ít cơ sở hoạt động ổn định nhờ nỗ lực duy trì vùng trồng hoặc tái lập vùng trồng thanh long mới cách đây 2 năm.

“Doanh nghiệp muốn có hàng thì phải đi vòng hết cả Châu Thành xem có hàng mới dám chốt hợp đồng. Đơn hàng cả trăm container, nhưng phải xem đủ hàng mới dám chốt. Giờ xử lý tắt đèn rồi mở đèn lại để điều tiết sản lượng thì phải 2 tháng sau may ra mới có nhiều thanh long. Giờ doanh nghiệp không dám chốt hàng, nếu có chốt cũng không đủ sức”, ông Tựu nói.

Ông Trần Ngọc Quý, Giám đốc Công ty xuất - nhập khẩu nông sản Tam Nguyên Food (Tây Ninh), cho biết, việc Trung Quốc mở cửa trở lại là tín hiệu rất đáng mừng cho hoạt động xuất - nhập khẩu. Tuy nhiên, việc mở cửa quá đột xuất ngay trước Tết Nguyên đán khiến nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn để xoay xở nguồn hàng. Bên cạnh đó, dù tìm nguồn hàng có sản lượng, chất lượng theo đúng yêu cầu của đối tác thì nhiều doanh nghiệp vẫn còn một số khó khăn khác liên quan đến vấn đề tài chính.

Doanh nghiệp phải cẩn trọng

TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam là thị trường đối tác lớn của nhau. Nếu không vì dịch Covid-19 thì hàng năm kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa hai nước sẽ lên đến hàng trăm tỷ USD. “Kể cả trong thời gian đóng cửa vì đại dịch, hàng hóa của Việt Nam vẫn được xuất sang Trung Quốc và hàng của nước bạn cũng nhập về Việt Nam thông qua đường biển, đường tiểu ngạch. Do vậy, việc Trung Quốc mở cửa biên giới là tín hiệu rất đáng mừng cho hoạt động xuất - nhập khẩu, đồng thời tháo gỡ về nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành nghề, chuỗi cung ứng sẽ được chấm dứt cảnh bị đứt gãy. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp thuận lợi hơn trong sản xuất, kinh doanh”, TS. Lê Đăng Doanh nói. 

Tuy nhiên, cùng với tác động tích cực, các chuyên gia cũng đưa ra những khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam cần cẩn trọng khi Trung Quốc mở cửa biên giới.

TS. Lê Đăng Doanh nêu quan điểm: “Thị trường Trung Quốc mở cửa sẽ thu hút doanh nghiệp Việt xuất khẩu nông sản nhưng không nên nghĩ đây là thị trường dễ tính như trước. Bây giờ Trung Quốc đã nâng cấp tất cả các tiêu chí về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, cách thức, mẫu mã sản phẩm, truy xuất nguồn gốc theo quy chuẩn quốc tế. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng các yêu cầu đó thì không thể xuất khẩu”.

Cũng theo ông Doanh, hàng hóa Trung Quốc đổ vào Việt Nam nhiều hơn sau khi mở cửa cũng sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với hàng trong nước.

“Ngoài ra, cơ cấu kinh tế Trung Quốc rất giống cơ cấu kinh tế Việt Nam, chúng ta cần phải vừa hợp tác vừa cạnh tranh để phát triển bền vững. Do vậy, cần phải có những tập đoàn lớn, liên kết lớn, các doanh nghiệp Việt cần kết nối với nhau thì mới cạnh tranh được”, ông Doanh nói.

Nâng tính cạnh tranh

Theo chuyên gia kinh tế - ông Đinh Trọng Thịnh, khi Trung Quốc mở cửa, chắc chắn xuất khẩu của nước này sẽ vươn mạnh ra thị trường thế giới. “Khi mà họ đẩy mạnh xuất khẩu, họ lại có những mặt hàng tương đồng với Việt Nam, trong khi công nghệ tốt hơn, khả năng thực hiện những đơn hàng lớn tốt hơn thì rõ ràng ta phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn với Trung Quốc nếu muốn chinh phục thị trường thế giới”, ông Thịnh nói.

Do đó, ông Thịnh đề xuất, doanh nghiệp Việt Nam phải có sự kết nối lại, cùng nhau hợp tác để tạo thành sức mạnh tổng thể, nhằm cạnh tranh sòng phẳng, hiệu quả trên trường quốc tế. Đồng thời, phải tận dụng được nguyên vật liệu sẵn có trong nước cũng như nguồn đầu vào giá rẻ để giảm chi phí, nâng cao tính cạnh tranh.

Hiện, phía Trung Quốc yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là hình thức biên mậu, tiểu ngạch. Đồng thời, Trung Quốc cũng yêu cầu phải đàm phán mở cửa đối với từng loại sản phẩm; Ký kết lại Nghị định thư xuất khẩu đối với 8 loại quả truyền thống, trong đó có thanh long, dưa hấu, xoài, hình thức quản lý tương tự như đối với măng cụt và sầu riêng; Yêu cầu khai báo mã vùng trồng và cơ sở đóng gói… Điều này đòi hỏi doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ phải đáp ứng nếu muốn xuất khẩu sang thị trường này.

Theo TS. Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Việt Nam luôn xác định Trung Quốc là thị trường lớn, truyền thống. Tuy nhiên, doanh nghiệp, hợp tác xã và nông hộ phải chủ động vùng nguyên liệu và đơn hàng, tránh sản xuất ồ ạt. Một số mặt hàng đã có nghị định thư là yếu tố tích cực của xuất khẩu năm 2023. Để tận dụng cơ hội này, doanh nghiệp, hợp tác xã cần có sự chuẩn bị kỹ từ nhân sự, nguồn lực, đối tác… Doanh nghiệp cần chủ động, đầu tư cho sản xuất, nuôi trồng để chiếm lĩnh thị phần, tăng sự cạnh tranh. Ngoài việc xúc tiến thương mại thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp cũng cần hướng tới tìm kiếm đối tác sâu hơn đối với thị trường nội địa.

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top