Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 20 tháng 8 năm 2024  
Thứ hai, ngày 19 tháng 8 năm 2024 | 7:54

Xuất khẩu gạo có thể lập kỷ lục vượt mốc 5 tỷ USD

Trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 5,1 triệu tấn gạo, với kim ngạch đạt 3,2 tỷ USD, tăng 25% về lượng và 5,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều nhận định xuất khẩu gạo sẽ tiếp tục khởi sắc vào cuối năm và có thể lập kỷ lục mới vượt mốc 5 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng cao

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 5,1 triệu tấn gạo, với kim ngạch đạt 3,2 tỷ USD, tăng 25% về lượng và 5,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý là giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đã qua năm nay tăng cao vượt trội so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 7 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 5,1 triệu tấn gạo, với kim ngạch đạt 3,2 tỷ USD, tăng 25% về lượng và 5,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cho hay, 7 tháng, cả nước đã gieo cấy 6,25 triệu hecta, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích lúa thu hoạch 3,82 triệu hecta, tăng 1,3%; năng suất bình quân 65,6 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha. Sản lượng trên diện tích thu hoạch 25 triệu tấn, tăng 2%. Riêng lúa thu đông ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo cấy 306.700 ha, tăng 11,7%.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho hay, giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam hơn 6 tháng qua có mức cao kỷ lục 636 USD/tấn, tăng 18% so với mức giá bình quân 538 USD/tấn của 6 tháng đầu năm 2023. Đơn cử, có thời điểm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Brunei lên tới 959 USD/tấn, sang Mỹ đạt 868 USD/tấn, Hà Lan: 857 USD/tấn, Ukraine: 847 USD/tấn, Iraq: 836 USD/tấn, Thổ Nhĩ Kỳ: 831 USD/tấn... Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Đỗ Hà Nam chia sẻ, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc.

Các doanh nghiệp đã nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng hóa các loại hình gạo xuất khẩu và mở rộng các thị trường tiêu thụ mới. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu từ các khách hàng truyền thống của Việt Nam như: Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Singapore... ở mức cao và tăng lên. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới như: Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, từ đầu năm đến nay, gạo là mặt hàng đứng thứ 5 về kim ngạch xuất khẩu trong ngành nông nghiệp (sau gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, rau quả, cà phê); đồng thời cũng là một trong những mặt hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao. Gạo Việt Nam được đánh giá có chất lượng hàng đầu thế giới. Trong các tháng đầu năm nay, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng cao nhất thế giới, vượt qua cả Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ. 5 năm trở lại đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT kết hợp với các tỉnh, thành và nông dân, doanh nghiệp đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu về nâng cao chất lượng gạo lên. Nhờ đó, gạo Việt Nam giá cao nhưng các quốc gia vẫn chấp nhận, Thứ trưởng Tiến nhận định.

Có thể lập kỷ lục

Theo dự báo của VFA, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 sẽ đạt gần 518 triệu tấn, trong khi tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn. Như vậy, dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo ra cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, các thị trường lớn như: Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia… cũng được dự báo giảm sản lượng do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cũng cho rằng, xu hướng thị trường từ nay đến cuối năm, giá gạo Việt Nam khó có thể xuống sâu hơn, kể cả Ấn Độ quay lại xuất khẩu. Bởi nhu cầu tại nhiều thị trường vẫn đang tăng.

Kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2024 kỳ vọng vượt mức 5 tỷ USD.

Vừa qua, Cơ quan Hậu cần quốc gia Indonesia công bố kết quả mở thầu tháng 7 với số lượng 320.000 tấn gạo 5% tấm, doanh nghiệp Việt Nam đã trúng 7 trên tổng số 12 gói thầu, tổng số lượng gạo trúng thầu là 185.000 tấn. VinaFood 1 là đơn vị trúng thầu nhiều nhất, với 104.000 tấn. Bên cạnh đó, có 3 đơn vị trúng mỗi lô thầu 27.000 tấn gồm: Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), Công ty cổ phần Quốc tế Gia, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Vi. Đây là những đơn vị sử dụng gạo có nguồn gốc Việt Nam. Indonesia dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của nước này sẽ tăng lên 5,18 triệu tấn trong năm 2024, tạo cơ hội lớn cho các DN xuất khẩu gạo Việt Nam.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Philippines, gạo Việt Nam chiếm tới 85% thị phần gạo nhập khẩu của Philippines; kế đến là Thái Lan với 10%. Trong năm 2024, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines có thể đạt 4 triệu tấn, thậm chí lên tới 4,5 triệu tấn, cao hơn con số dự báo trước đây. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng cuối năm.

Về nguồn cung, vụ hè thu 2024 với năng suất ước đạt 6,2 tấn/ha, sẽ tiếp tục hỗ trợ hoạt động xuất khẩu gạo. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường mới như: châu Phi và Trung Đông để tận dụng cơ hội từ nhu cầu ngày càng tăng. Dự kiến, sản xuất lúa cả nước năm 2024 sẽ đạt 43 triệu tấn, bảo đảm nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn, thu về hơn 5 tỷ USD như mục tiêu đã đặt ra.

Đề cập về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, từ nay đến cuối năm, Bộ phối hợp các bộ, ngành, địa phương rà soát kế hoạch để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả; thực hiện Chỉ thị số 03/CT-BCT của Bộ Công thương về việc đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ mặt hàng gạo trong tình hình mới.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến, Bộ tiếp tục phối hợp Bộ Công thương, các tỉnh, TP tổ chức hội nghị đánh giá về tình hình sản xuất lúa gạo trong nước và xuất khẩu gạo những tháng cuối năm; cùng các bộ, ngành lắng nghe khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu để có những đề xuất, giải pháp kịp thời. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2024 sẽ tiếp tục khởi sắc và có thể lập kỳ tích mới 5 tỷ USD nhờ được hỗ trợ bởi nguồn cung trên thị trường thế giới hạn chế, trong khi nhu cầu nhập khẩu của nhiều quốc gia có xu hướng tăng.

Doanh nghiệp cần chủ động

Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn có lúc thấp hơn các nước, cho thấy sự chưa ổn định tại thị trường xuất khẩu. Một điểm yếu cố hữu của ngành gạo của Việt Nam là tình trạng mạnh ai nấy làm. Nông dân sản xuất nhỏ lẻ, không theo quy chuẩn mà chỉ tự tin vào kinh nghiệm. Doanh nghiệp cũng có tình trạng tranh mua, tranh bán, hạ giá khi ra thị trường quốc tế.

Đơn hàng tiếp tục tăng, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt lạc quan với kết quả kinh doanh những tháng cuối năm.

Hiện, Ấn Độ đang xuất khẩu hơn 40% tổng lượng lúa gạo của toàn cầu. Nếu Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ kéo giá gạo của các quốc gia xuất khẩu chính trên thế giới xuống mức khá thấp, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay, Bộ Công thương khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo theo dõi sát thị trường gạo thế giới và trong nước, có tính toán thận trọng, chắc chắn khi chào giá đối với các lô hàng xuất khẩu để bảo đảm hiệu quả kinh doanh và giữ uy tín cho gạo Việt Nam.

Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam khuyến cáo, các doanh nghiệp cần liên kết các hợp tác xã, hộ dân tập trung vào nhóm lúa gạo chất lượng cao nhằm bảo đảm việc xuất khẩu thuận lợi. Thời điểm này là cơ hội lớn cho lúa gạo Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa đến giá xuất khẩu với những mặt hàng gạo chất lượng cao. Đây là phân khúc phải hướng tới nhằm tạo sự bền vững cho ngành hàng này.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, hiện nay giá gạo có điều chỉnh giảm, tuy nhiên vẫn ở mức tương đối cao, vẫn thuận lợi cho các doanh nghiệp của chúng ta xuất khẩu. Các doanh nghiệp của chúng ta vẫn phải luôn luôn sẵn sàng chuẩn bị cho mọi khả năng, tình huống. Yếu tố quan trọng ở đây vẫn làm sao đảm bảo, duy trì được chất lượng gạo giữa các lô hàng. Và thứ hai là chúng ta cũng phải đảm bảo yếu tố cạnh tranh, tránh những hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh để phá giá gạo. Vì điều đó cũng sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến một doanh nghiệp mà có thể nói là rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của chúng ta.

Mới đây. Bộ Công Thương đã xây dựng dự thảo đề xuất thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia. Hội đồng là tổ chức phối hợp liên ngành, tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ các quyết sách về thị trường, sản lượng lúa gạo để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, gia tăng xuất khẩu cũng như thu nhập của người trồng lúa. Hội đồng sẽ tạo nên mối liên kết trong chuỗi giá trị, từ chuỗi cung ứng vật tư đầu vào đến thị trường đầu ra nhằm bảo đảm ổn định sản xuất, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho gạo Việt, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết.

Tổng hợp từ nguồn: Kinhtedothi,vn; Vtv; Baodautu.vn.

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bí quyết dưỡng nhan từ sâu bên trong của phụ nữ hiện đại

    Bí quyết dưỡng nhan từ sâu bên trong của phụ nữ hiện đại

    Sức khỏe và sắc đẹp là điều bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong muốn sở hữu. Giữa nhịp sống hiện đại với bộn bề trách nhiệm trong gia đình, ngoài xã hội, nếu không có những bí quyết riêng thì người phụ nữ thật khó để có được cùng lúc hai điều này.

  • “Sống sành” cùng thẻ tín dụng PVcomBank Lifestyle Mastercard

    “Sống sành” cùng thẻ tín dụng PVcomBank Lifestyle Mastercard

    Nhằm tri ân các chủ thẻ tín dụng Lifestyle Mastercard, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) mới đây vừa triển khai chương trình “Sống sành” với thông điệp “Cùng thẻ bạn yêu, làm điều bạn thích”, mang đến gần 20.000 mã ưu đãi hấp dẫn dành cho các khách hàng trên Shopee và Xanh SM.

  • Hè tưng bừng, chọn SeABank - Nhiều lợi ích - Ít âu lo

    Hè tưng bừng, chọn SeABank - Nhiều lợi ích - Ít âu lo

    Nhân dịp hè 2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, Hose: SSB) triển khai chương trình ưu đãi “Chọn SeABank - Nhiều lợi ích - Ít âu lo” với nhiều lợi ích thiết thực dành cho khách hàng cá nhân khi vay mua nhà, vay kinh doanh với lãi suất chỉ 5,5%/năm, chi tiêu thẻ không lo phí, an tâm sống khỏe.

  • Chuyến hành trình đa tầng cảm xúc tại “siêu” Lễ hội mùa thu 8WONDER Moon Festival

    Chuyến hành trình đa tầng cảm xúc tại “siêu” Lễ hội mùa thu 8WONDER Moon Festival

    Hội tụ tinh hoa văn hóa Đông – Tây, 8WONDER Moon Festival không chỉ là siêu nhạc hội đẳng cấp quốc tế, mà còn quy tụ chuỗi lễ hội mùa thu đặc sắc nổi tiếng của Hà Nội, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Hoa và các nước châu Âu.

  • Bỏ vốn một lần, hưởng lời vô hạn khi sở hữu shophouse Phố Biển

    Bỏ vốn một lần, hưởng lời vô hạn khi sở hữu shophouse Phố Biển

    Trong bối cảnh nguồn cung thấp tầng có xu hướng thu hẹp khi các luật mới liên quan đến thị trường bất động sản có hiệu lực, nhà đầu tư đều tích cực tìm kiếm các sản phẩm tiềm năng , đặc biệt là quỹ hàng sẵn có. Trong đó, shophouse Phố Biển (Vinhomes Ocean Park 3, Ocean City) được giới đầu tư nhắm tới nhờ sở hữu bộ đôi lợi thế về giá cả vừa tay và giá trị vô hạn.

  • Hòa Phát vào top 3 doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam năm 2024

    Hòa Phát vào top 3 doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam năm 2024

    CafeF vừa công bố danh sách chi tiết PRIVATE 100: 100 doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam năm 2024 (theo số liệu thực nộp trong niên độ tài chính 2023). Tính từ năm 2007, thời điểm khi bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán đến 30/6/2024, Hòa Phát đã nộp trên 81.600 tỷ đồng cho Ngân sách Nhà nước. Trong đó riêng năm 2023 là 9.075 tỷ đồng, lọt Top 3 doanh nghiệp tư nhân nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam.

Top